Cận Tết, trộm cắp hoành hành nơi xóm trọ

Những xóm trọ tạm bợ và không có cổng thường là nơi lui tới của kẻ gian Ảnh: Lê Thu Hòe
Những xóm trọ tạm bợ và không có cổng thường là nơi lui tới của kẻ gian Ảnh: Lê Thu Hòe
TP - Xóm trọ mà Đỗ Văn Nhượng, sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, (ở ngách 29/70/2 Khương Hạ- Thanh Xuân) thời điểm này liên tục xảy ra các vụ mất cắp.
Những xóm trọ tạm bợ và không có cổng thường là nơi lui tới của kẻ gian Ảnh: Lê Thu Hòe
Những xóm trọ tạm bợ và không có cổng thường là nơi lui tới của kẻ gian. Ảnh: Lê Thu Hòe.

Ở đây có hơn 20 phòng trọ lớn nhỏ, sinh viên và người lao động thuê phòng ở đông và rất nhộn nhạo, mất cắp vặt xảy ra như cơm bữa ở đây. Tuy nhiên, theo lời kể của Nhượng, thời điểm cận Tết, khi các sinh viên chuẩn bị về nghỉ, các vụ trộm cắp xảy ra nhiều hơn trước. Sinh viên không chỉ bị mất quần áo, giày dép, tiền, điện thoại, xe đạp..., mà còn mất cả xe máy, laptop. “Một tối đi ngủ quên không đóng cửa, sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy điện thoại, ví tiền, 2 chiếc xe đạp của chúng tôi đã không cánh mà bay”, Nhượng kể lại.

Tương tự, tại xóm trọ mà Hằng, sinh viên trường ĐH Bách khoa đang thuê phòng (tại ngách 174, Định Công, Hoàng Mai), kẻ trộm còn ngang nhiên cạy cửa phòng để ăn cắp. Hằng cho biết: “Chuyện trộm cạy cửa phòng gần đây xảy ra liên tục ở xóm trọ Định Công. Cứ cách 2 hoặc 3 ngày lại xảy ra một vụ như thế... Có khi kẻ trộm còn lấy đèn pin soi thẳng vào mặt từng người trong phòng, khi chúng tôi hoảng sợ hô trộm chúng mới chịu bỏ đi”.

Theo quan sát của chúng tôi, xóm trọ này không hề có cổng, chủ nhà thì chỉ cho sinh viên nữ thuê. Do đó, bọn trộm rất hay rình mò lui tới. “Quần áo mùa đông phơi ở ngoài chỉ cần quên không mang vào là mất ngay không kể cái xấu cái đẹp. Nhiều lần chúng tôi tìm thấy đồ của mình ở thùng rác hoặc một xó nào đó”, Hằng cho biết thêm.

Không chỉ ở các xóm trọ sinh viên, chuyện mất cắp còn xảy ra thường xuyên ở kí túc xá của các trường ĐH, CĐ. Kí túc xá Mễ Trì thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội thời điểm này đang nóng với nạn trộm cắp. Nhiều sinh viên bị mất tiền, mất điện thoại, máy tính... khi đang ngủ, thậm chí là trong cả lúc ngủ trưa.

Nguyễn Thị Hồng, K52 Triết học, ĐH KHXH & NV Hà Nội vừa bị mất điện thoại di động kể: “Ở kí túc xá đông người (8-10 người/phòng), người ra người vào nhiều, kẻ gian thường lợi dụng sơ hở vào ăn trộm đồ, chúng tôi không thể đề phòng hết được”.

Theo thống kê của Ban quản lý Ký túc xá Mễ Trì, trong tháng cuối năm này đã có hơn 10 trường hợp sinh viên báo mất điện thoại và laptop... Hầu hết các chủ nhà trọ, ban quản lý kí túc xá của các trường đều yêu cầu người thuê phòng và sinh viên cảnh giác về tệ nạn mất trộm những ngày cận Tết này. Tuy nhiên, nạn trộm cắp thì vẫn nằm ngoài khả năng kiểm soát của sinh viên thuê trọ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG