<FONT face=Tahoma>“Có lúc dự báo viên không đủ minh mẫn”</FONT>

Cần phải thay đổi cách dự báo thời tiết

Cần phải thay đổi cách dự báo thời tiết
TP - Đó là ý kiến của GS. TS Đinh Văn Ưu, khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội trong cuộc trao đổi về công tác dự báo.

>> Dự báo sai chủ yếu do con người!
>> Dự báo sai, dân... chịu?
>> Một tháng rưỡi, 5 lần dự báo sai!

Cần phải thay đổi cách dự báo thời tiết ảnh 1
Theo Trung tâm DBKTTV T.Ư, trận mưa gây lụt lịch sử ở Hà Nội là không thể dự báo được (?) - Ảnh: Phạm Yên

Cuộc trao đổi này diễn ra sau khi có ý kiến cho rằng yếu tố con người đang là trở ngại lớn của ngành dự báo hiện nay.

Giáo sư Đinh Văn Ưu cho biết ngành dự báo Việt Nam đang có rất nhiều bất cập cần thay đổi.

Ông cũng đưa ra những lý lẽ phản bác ý kiến của đại diện Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn về việc không dự báo được các trận mưa lớn khiến Hà Nội lụt trong nhiều ngày cũng như vì sao đưa ra các bản tin dự báo sai về các cơn bão.

Ông cũng khẳng định về quan điểm không đồng tình với ý kiến của đại diện Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho rằng không dự báo định lượng được mưa.

“Ở các nước, không phải một trung tâm làm bản tin dự báo cho tất cả các vùng như Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư ở ta đang làm hiện nay.

"Nói lương ngành khí tượng thu thập thấp không thu hút được người tài thì cũng không hẳn như vậy. Nếu so với mặt bằng chung của xã hội hiện nay thì lương của nhiều thầy cô giáo giảng dạy cũng đang ở mức thấp. Tuy nhiên chúng tôi cũng vẫn có những người tâm huyết ở lại gắn bó với trường", GS Ưu nói. 

Họ lấy cả thông tin của các đài địa phương để đưa vào bản tin. Tất nhiên ở một trung tâm vẫn có thể làm cho tất cả các địa phương nhưng độ chính xác không cao. Còn nói là không thể dự báo được định lượng là không đúng.

Ngay như khu vực Hà Nội vẫn có thể dự báo được tương đối cho các khu vực nhỏ, ví dụ phía Đông, phía Tây, khu vực ngoại thành của thành phố có mưa hay không, mưa định lượng bao nhiêu. Ở nước ngoài người ta vẫn làm được và Việt Nam cũng hoàn toàn có thể làm được”- GS Ưu khẳng định.

Cần phải thay đổi cách dự báo thời tiết ảnh 2
GS. Đinh Văn Ưu

Về công tác dự báo bão, GS Ưu cho rằng nếu nói bão vào Việt Nam nhanh hơn dự báo thì phải nói là nguyên nhân do con người chứ không thể đổ hết cho các mô hình dự báo được.

Vì muốn biết cơn bão ở đâu thì phải xác định được vị trí của nó theo mây, gió… Công tác dự báo bão hiện nay chủ yếu dựa trên kết quả các mô hình chạy và tham khảo các bản tin của nước ngoài.

Tuy nhiên các dự báo viên dường như quên không tham khảo các ảnh vệ tinh. Nếu bão di chuyển nhanh nhìn trên ảnh vệ tinh là phát hiện được và chỉ cần đưa thông tin ra sớm vài tiếng là người dân có thể chạy được.

Cùng với đó, việc định vị trong các bản tin dự báo của Việt Nam hiện rất kém.

“Có lúc dự báo viên không đủ minh mẫn”

Trong cuộc trao đổi với Tiền Phong mới đây, nói về việc đưa ra bản tin dự báo sai, ông Bùi Văn Đức, Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia nói: “Tôi là tổng giám đốc và liên tục trực chiến cùng anh em dự báo. Đúng là có lúc các dự báo viên không đủ minh mẫn để xử lý vấn đề.

Cho nên việc tham khảo, phân tích thông tin cũng còn những lúc sơ suất. Tôi đã phê bình, nội bộ cũng đã mổ xẻ. Còn anh đã làm hết trách nhiệm mà vẫn sai thì cũng giống hiện tượng bệnh nhân nặng quá, bác sĩ mổ vẫn gây chết người.

Trường hợp ngoài sức của người ta mà kỷ luật thì có lẽ phải kỷ luật hết, chẳng còn ai làm dự báo nữa”.

Điển hình cơn bão số 10 vừa qua, nếu đưa tin bão cách bờ biển Ninh Thuận- Cà Mau khoảng 550 km.

Dự báo này không đúng vì đường bờ biển của Việt Nam xiên nếu đi thẳng ra thì có thể chỉ cách Ninh Thuận 300 km còn cách Cà Mau thì 500 km.

Còn nếu dự báo bão đi lệch về phía Bắc một chút thì bão sẽ vào Ninh Thuận nhanh hơn.

Khi đó bản tin dự báo sẽ sai bét. Chính sự định vị về bờ biển sai nên bản tin cũng chệch chuẩn.

Còn nếu nói bão cách bờ biển Thừa Thiên – Huế - Hà Tĩnh thì cũng cần phải hiểu thế nào, cách bờ biển theo hướng vuông góc bờ hay hướng xiên bờ…Cách dự báo này cần phải thay đổi.

Cùng với đó người đưa ra dự báo phải là người có chuyên môn, có trình độ cao. Điển hình nhất là tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống lụt bão, đối phó với cơn bão số 9 có tên quốc tế là Mayska hồi đầu tháng 11 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã chỉ đạo ngành khí tượng thủy văn phải thông báo kịp thời và chính xác diễn biến thời tiết.

Bản tin dự báo cần thông báo rõ ràng, có thời điểm cụ thể, ứng với từng địa phương cụ thể, có bản đồ kèm theo.

Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tôi đọc bản tin dự báo thấy vẫn rất khó hiểu, thông tin rườm rà, nặng về chuyên môn. Cần phải thông tin thật cụ thể, dễ hiểu để người dân và các địa phương nắm được và triển khai đối phó một cách hiệu quả nhất” . 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.