Cần cho phép trường nghề dạy kiến thức phổ thông vì người học

0:00 / 0:00
0:00
Học tốt nghiệp Trung học có sở theo học trung cấp nghề kết hợp học văn hóa tại trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp. Ảnh: H.Việt
Học tốt nghiệp Trung học có sở theo học trung cấp nghề kết hợp học văn hóa tại trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp. Ảnh: H.Việt
Các trường nghề kiến nghị được triển khai dạy kiến thức văn hóa Trung học phổ thông (THPT) để người học đủ điều kiện dự thi THPT quốc gia. Thay vì quy định được dạy khối kiến thức văn hóa đủ để học liên thông trong hệ thống trường nghề.

Quy định hạn chế nguyên vọng được học

Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tổ chức hội nghị trực tuyến để góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Theo bản mới nhất Dự thảo thông tư trên của Bộ GD&ĐT xây dựng, việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN chỉ ghi chung chung theo Luật Giáo dục năm 2019: Chương trình học giúp cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp có nguyện vọng học lên trình độ cao đẳng trong cơ sở GDNN được học kiến thức văn hóa THPT để học lên trình độ cao hơn của GDNN, và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Người học nghề muốn học kiến thức văn hóa đầy đủ để thi tốt nghiệp THPT phải theo học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Góp ý cho dự thảo trên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Thái Bình, bà Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng, với quy định của dự thảo, các trường nghề chỉ được dạy khối kiến thức văn hóa THPT đủ để các em học liên thông lên cao đẳng nghề, chưa đủ điều kiện để thi tốt nghiệp THPT. Khi các em ra trường, muốn thi tuyển vào các vị trí viên chức, công chức sẽ rất khó. Do thực tế, hầu hết các nơi, hồ sơ dự tuyển đều yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT.

Bà Dung kiến nghị Bộ GD&ĐT cần bổ sung dự thảo thông tư trên 2 chương trình học văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN để người học lựa chọn. Trong đó có chương trình 4 môn văn hóa để học liên thông trung cấp lên cao đẳng; và chương trình 7 môn văn hóa cho các em có nhu cầu thi lấy bằng tốt nghiệp THPT, liên thông lên đại học. Bên cạnh đó, bà Dung cũng kiến nghị bổ sung thêm vào dự thảo điều kiện dạy văn hóa THPT để các trường theo đó triển khai.

Ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lý Tự Trọng (TPHCM) cũng cho rằng, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, không nên giới hạn việc học liên thông chỉ trong khối GDNN, cần phải cho các em được liên thông trong toàn hệ thống giáo dục.

“Việc chỉ cho các em học và dừng lại ở cao đẳng, không được phát triển nữa là bất cập, phi lý trong nền giáo dục mở. Do đó, các bộ ngành nên cho phép các cơ sở GDNN có đủ điều kiện được dạy bổ sung các môn văn hóa để học viên có thể dự thi tốt nghiệp THPT, từ đó đạt điều kiện để học cao hơn”, ông Lộc nói.

Lợi ích người học là cao nhất

TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục GDNN) cho rằng, các môn học văn hóa THPT trong Dự thảo Thông tư quy định về dạy văn hóa phổ thông ở trình độ trung cấp cần được thiết kế thống nhất với các môn học của chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT; hoặc chương trình giáo dục THPT về cả cấu trúc, nội dung, thời lượng học tập (số tiết các môn học). Thiết kế như vậy sẽ giúp người học có nguyện vọng sẽ được học bổ sung kiến thức THPT để đạt điều kiện tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư cũng cần bổ sung rõ hơn mục đích học văn hóa THPT ở hệ trung cấp nghề, không chỉ để học liên thông lên cao đẳng, còn phục vụ thi tốt nghiệp THPT, thi đại học, và cả các mục đích khác.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng, các quy định cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia GDNN, có thể vừa học văn hóa vừa học nghề, và căn bản nhất phải lấy quan điểm “lợi ích của người học là số 1”. Phải cùng vì mục tiêu chung là phân luồng, liên thông, tạo điều kiện cho người dân được quyền học suốt đời.

“Các quy định cần hướng tới nhu cầu của người học, người dân. Không nên đứng trên lợi ích của cá nhân hay nhóm lợi ích nào, mà trên quan điểm của hệ thống, mục tiêu tổng thể. Chúng tôi cũng thống nhất quan điểm không phải của anh, của tôi mà của chúng ta”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức đam đã chỉ đạo cần nghiên cứu sáp nhập, hoặc thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên trong trường cao đẳng, hiện nhiều tỉnh đã triển khai (như Lào Cai).

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục GDNN, Dự thảo Thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN nếu chỉ quy định để đạt điều kiện học liên thông lên cao đẳng sẽ không giải quyết được nhu cầu của người học. Do đó, cần đề xuất Bộ GD&ĐT mở rộng thêm khối kiến thức văn hóa THPT các trường nghề được giảng dạy.

“Tổng cục sẽ tổng hợp ý kiến góp ý của các trường để gửi Bộ GD&ĐT. Trên tinh thần là góp ý để khi thông tư được ban hành sẽ tạo cơ hội học tập, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo cơ hội tối ưu hóa năng lực của các cơ sở đào tạo trên cả nước”, ông Dũng nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.