Cận cảnh trục vớt sát thủ diệt tăng Hetzer của Đức

Năm 2007, các nhà sưu tập Ba Lan đã vô tình phát hiện ra xác của một chiếc xe bọc thép nằm sâu dưới đáy biển Vịnh Gdańsk và theo suy đoán ban đầu nó là một dòng xe tăng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau thời gian tiến hành khảo sát, các nhà sưu tập quyết định trục vớt chiếc xe.
Với thiết kế nhỏ gọn, cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, pháo tự hành chống tăng Hetzer được xem là một trong những cỗ máy diệt tăng nguy hiểm nhất của Đức.

Khi chiếc xe tăng này chỉ vừa xuất hiện trên mặt nước các chuyên gia Ba Lan đã xác định nó chính là mẫu pháo tự hành chống tăng Hetzer của Đức.

Hetzer là một trong những dòng pháo tự hành chống tăng nổi tiếng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II, thậm chí nó còn được đánh giá cao hơn cả các dòng pháo tự hành chống tăng hạng nặng như Jagdpanther và Jagdtiger về tính hiệu quả cũng như chi phí sản xuất. Hình ảnh chiếc Hetzer được vướt lên từ Vịnh Gdańsk hình dáng bên ngoài của nó gần như được giữ nguyên.

Pháo tự hành chống tăng Hetzer không sở hữu pháo lớn như các dòng pháo tự hành hạng nặng, nhưng bù lại nó có sự cơ động, nhỏ gọn dễ cất giấu cũng như ngụy trang. Giáp bảo vệ của nó cũng tốt hơn rất nhiều so với một số mẫu pháo tự hành của Đức trước đó. Còn về vũ khí chính, pháo 75mm hoàn toàn có thể bắn hạ những chiếc xe tăng hạng trung của Mỹ và Liên Xô.

Dù nằm dưới biển hơn 65 năm nhưng lớp vỏ thép của chiếc Hetzer này vẫn gần như còn nguyên vẹn, vị trí các mối hàn trên thân xe cũng trong điều kiện tương tự và điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc phục chế nó.

Hetzer (tên ban đầu là Jagdpanzer 38) được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm của mẫu pháo tự hành chống tăng Marder III, nó được đưa vào trang bị từ năm 1944 khi mà cuộc chiến đã gần như kết thúc với hàng loạt bất lợi cho quân phát xít. Chỉ từ 1944-1945 đã có hơn 2.500 chiếc được sản xuất nhưng chừng đó không giúp nước Đức thay đổi được kết thúc được định trước của mình.

Cận cảnh bên trong “nội thất” của chiếc Hetzer được vướt lên từ vịnh Gdańsk, ta có thể thấy phần động cơ của xe đã hoàn toàn bị phá hủy bởi nước biển, trong khi đó pháo chính của xe hình dáng còn khá nguyên vẹn.

Bệ khóa nòng của pháo chính Pak 39L/48 75mm trên Hetzer. Trọng lượng của mỗi khẩu pháo Pak 39L/48 là hơn 1.2 tấn, nòng pháo có vòng đời từ 5.000-7.000 phát bắn.

Bên trong thân xe vẫn còn xót lại một số quả đạn pháo 75mm, điều này chứng tỏ nhiều khả năng chiếc Jagdpanzer 38 trên bị bỏ lại trên vịnh Gdańsk.

Hình ảnh chiếc Hetzer sau khi hoàn tất quá trình trục vớt.

Chiếc Hetzer trên nhiều khả năng sẽ được phục chế lại hoặc được trưng bày trong một viện bảo tàng quân sự nào đó của Ba Lan.

“Sát thủ” diệt tăng một thời của Đức giờ chỉ còn là một đống sắt hoen rỉ.

Một chiếc Hetzer có trọng lượng chỉ hơn 15.7 tấn và dài 6.4m nhỏ hơn rất nhiều so với một số dòng pháo tự hành chống tăng cùng thời, ngoài pháo chính 75mm nó cũng được trang bị thêm một súng máy Maschinengewehr 34 7.92mm.

Với động cơ xăng Praga công suất 158 mã lực, tốc độ di chuyển tối đa của mẫu pháo tự hành này là 42km/h, tầm hoạt động hơn 170km.

Theo Theo Kiến thức