Cận cảnh rừng gỗ dổi trăm tuổi gần UBND xã bị 'xẻ thịt'
TPO - Hàng chục thân gỗ dổi (nhóm III) đường kính hơn một người ôm đang bị lâm tặc ngang nhiên "xẻ thịt" ở vị trí chỉ cách trụ sở UBND xã Sró (huyện Kông Chro, Gia Lai) khoảng 4km.
Những ngày cuối tháng 2, nhận được tin báo từ bạn đọc ở khu vực cách làng Bya (xã Sró) khoảng 3km đang xảy ra tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phóng viên Tiền Phong đã tiến hành xác minh vụ việc. Trong ảnh, nhiều lóng gỗ được xẻ hộp vuông nằm rải rác tại hiện trường
Hiện trường cho thấy vụ khai thác lâm sản này qui mô lớn, có tổ chức
Nhìn từ xa cánh rừng còn xanh tươi, tuy nhiên bên trong là "công trường" với bìa ván rải rác khắp nơi
Cây gỗ dổi bị lâm tặc cắt ra thành nhiều lóng, sau đó xẻ hộp vuông theo quy cách có thể đóng giường, tủ, bàn...
Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, gỗ được vận chuyển ra bên ngoài bằng sức trâu kéo
Những thân gỗ có giá trị bị lâm tặc "xẻ thịt" không thương tiếc
Chưa đầy 50 phút thâm nhập hiện trường, nhóm phóng viên đã phát hiện hàng chục thân gỗ dổi vừa bị cắt hạ, thân còn rỉ nhựa nằm rải rác khắp cánh rừng
Tiếp nhận thông tin từ phóng viên Tiền Phong về vụ khai thác lâm sản trái phép nói trên, ông Phan Thanh Vân (bên trái) – Chủ tịch UBND xã Sró tỏ ra "bất ngờ", bởi theo ông Vân từ trước đến nay xã làm tốt công tác bảo vệ rừng. Cụ thể trong năm 2019 trên địa bàn chỉ xảy ra 3 vụ cất giấu lâm sản trái phép vắng chủ với khối lượng hơn 9m3. Còn năm 2020 phát hiện một vụ vận chuyển lâm sản với khối lượng gần 1m3. Trước câu hỏi từ vị trí rừng bị tàn phá đến UBND xã Sró chỉ khoảng 4km, liệu có hay không sự tiếp tay của cán bộ chức trách? Ông Vân phân trần “Nếu tôi mà bảo kê thì tôi nghỉ việc”. Liên quan đến vụ việc này, ông Phan Văn Trung – Chủ tịch UBND huyện Kông Chro cũng đã chỉ đạo lực lượng chức năng vào hiện trường kiểm tra, xử lý.
TPO - Nhà đất biệt thự, liền kề khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (Hà Nội) những ngày qua bị giới cò đất “thổi giá” chóng mặt sau nhiều năm nằm bất động liên quan đến sai phạm, chưa được khởi công xây dựng. Bên trong khu đô thị ngoài những tòa chung cư đã đưa vào sử dụng thì phần lớn đất bỏ hoang cho cỏ mọc, làm nơi chăn thả trâu bò của người dân.
TPO - Cơ quan chức năng không bổ nhiệm lại ông Đa Văn Minh giữ chức vụ Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú (Công ty Hòa Phú), trực thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp (BQLCKCN) tỉnh Đắk Lắk vì có các khuyết điểm, sai phạm trong quá trình công tác.
TPO - Mở rộng điều tra vụ "làm luật" cho xe quá tải vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Yên, Yên Bái, tiếp tục khởi tố, bắt tạm giam thêm 9 bị can là các ca trưởng trạm thu phí.
TPO - Di tích lịch sử cấp quốc gia Lũy Thầy, thuộc hệ thống Lũy Đào Duy Từ, đoạn qua thôn Lương Yến, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đang bị một hộ dân san lấp để làm chuồng trại.
TPO - Do số lượng xe lưu thông nhiều, gây bụi bặm, người dân ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã rải đá, chèn gỗ để ngăn ô tô chạy nhanh khi mặt đường xuống cấp.
TPO - Liên quan đến xưởng sản xuất bột giấy xả thải ra môi trường làm cá chết trên sông Chàng tại huyện Như Xuân (Thanh Hoá), cơ quan chức năng xác định xưởng này xây dựng trái phép và yêu cầu tự tháo dỡ trước ngày 30/5/2022.
TPO - Nhà máy nước sạch Phúc Giang được xây dựng với nguồn vốn 6 tỷ đồng, xuống cấp, bỏ hoang nhiều năm qua khiến hàng ngàn người dân tại huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) rơi vào tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt trầm trọng.
TPO - Hạt Kiểm lâm TX. Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà đã kiến nghị cơ quan chức năng giải thể 2 trạm kiểm lâm tại xã Ninh Sơn và xã Ninh Phú vì không còn rừng để quản lý.
TPO - Vừa qua, trên địa bàn TP Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy tại nhà dân, kho, xưởng, cửa hàng kinh doanh… gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Cơ quan công an có khuyến cáo để người dân cảnh giác, phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
TPO - Dựng chuyện về một đại gia người Việt bên châu Phi bị tai nạn xe hơi, một đối tượng tự xưng là luật sư lập kế chia tiền thừa kế để lừa đảo. Dù chiêu trò lừa được đảo này đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần nhưng một giảng viên đại học vẫn bị dụ mị, suýt sập bẫy…
TPO - 58 hộ gia đình, cá nhân đã mua bán, sang nhượng, xây dựng 64 công trình trái phép trên đất cà phê nhận khoán làm nhà ở, kinh doanh dịch vụ, đón đầu quy hoạch Đô thị mới Trung Hòa (thuộc huyện Cư Kuin, Đắk Lắk). Hiện, huyện Cư Kuin cương quyết cưỡng chế 64 nhà này.