Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng

TPO - Phát hiện năm 2011, Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ bắt đầu được khai quật khảo cổ năm 2012-2018. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, di chỉ là nơi tiêu biểu cho văn hóa Chăm ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, hiện đang vướng nhiều thủ tục theo quy định.
Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 1

Ngày 23/1/2021, Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) được UBND thành phố Đà Nẵng công nhận là Di tích khảo cổ cấp thành phố. Với những giá trị lớn về văn hóa - lịch sử cũng như tiềm năng phát triển du lịch của thành phố. Ảnh: Thái Lâm.

Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 2

Phát hiện năm 2011, Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ được phát lộ và thực hiện khai quật khảo cổ lần đầu trên diện tích 500m2 vào tháng 5/2012. Nơi này được lấy tên theo tên làng Phong Lệ xưa. Ảnh: Thái Lâm.

Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 3

Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Thắng (nguyên Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng), Di chỉ khảo cổ Phong Lệ hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển thành một không gian văn hóa - lịch sử - du lịch. Là nơi tiêu biểu cho văn hóa Chăm ở Đà Nẵng.

Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 4
Hơn 10 năm qua, các hạng mục vẫn "đứng bánh" như thời điểm hoàn thành khai quật. Chỉ riêng miệng của "hố thiêng" được lợp tôn để che nắng mưa.
Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 5

Muốn đẩy nhanh lộ trình bảo tồn và phát huy giá trị di chỉ này, cần phải có sự tham gia tích cực của nhiều ngành, đơn vị, chức năng có thẩm quyền chung tay thực hiện.

Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 6Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 7

Hơn 10 năm phát hiện, dù chưa được công nhận là di tích cấp thành phố, nhiều gia đình người dân sống trong khu vực hằng ngày vẫn chăm chút cho di tích, chờ ngày di dời, giải tỏa.

Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 8

Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 153/QĐ-UBND về Phê duyệt điều chỉnh một số nội dung tại Đề án khảo cổ và phát huy giá trị khu di tích Chăm Phong Lệ. Theo đó, điều chỉnh mức vốn đầu tư gồm nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn kêu gọi đầu tư hợp pháp khác, tổng mức đầu tư dự kiến là 266.796.000.000 đồng (hơn 266 tỷ đồng).

Cận cảnh nơi sẽ thành Bảo tàng Chăm thứ hai tại Đà Nẵng ảnh 9

Cụ thể, vốn ngân sách để thực hiện gồm: Công tác giải tỏa đền bù, khảo cổ và bảo vệ di tích tại khu vực I: 4.403.830.500 đồng (hơn 4 tỷ đồng); Triển khai đầu tư dự án giai đoạn 2022-2027 (Bảo tàng Điêu khắc Chăm - cơ sở 2), với kinh phí khoảng 140.736.000.000 đồng (hơn 140 tỷ đồng). Vốn kêu gọi đầu tư, xã hội hóa: Triển khai đầu tư giai đoạn 2028-2032, đầu tư các hạng mục phát huy giá trị di tích tại khu vực III với kinh phí khoảng: 121.656.280.000 đồng (hơn 121 tỷ đồng). Được biết dự án sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2023- 2027.

Tin liên quan