Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần
TPO - Sự việc xảy ra giữa tháng 4/2014, khu trục hạm USS Donald Cook của Mỹ đang hoạt động trên Biển Đen, bất ngờ một chiến đấu cơ Su-24 của Nga tiến sát thị uy. Hành động lặp lại nhiều lần trong vòng 90 phút của Su-24 khiến tàu khu trục phải báo động nhiều lần.
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 1

Lầu Năm Góc thời điểm đó chỉ trích hành động này của Nga mang tính chất “khiêu khích” trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng vì khủng hoảng Ukraine.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 2

Theo Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, máy bay chiến đấu của Nga chỉ bay cách tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ khoảng dưới 914m với độ cao 152m so với mực nước biển.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 3
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 4
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 5

Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 6

Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 7

Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm: 16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tang tốc cao nhất ở độ cao thấp.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 8

Su-24 được thiết kế buồng lái 2 người ngồi song song dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 9

Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 10
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 11
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 12
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 13
Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 14

Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

Cận cảnh cường kích Su-24 khiến hải quân Mỹ thất thần ảnh 15

Hiện nay, Không quân và Không quân Hải quân Nga duy trì sự phục vụ của khoảng 450 chiếc Su-24 gồm nhiều biến thể. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại biên chế toàn bộ Su-24 và thay thế bằng Su-34 hiện đại hơn.

Theo Theo EnglishRussia
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.