Nằm trong khuôn viên một trạm xá cũ của quân đội, những căn nhà tập thể được các kiểm ngư viên thuê làm chỗ trú ngụ cho gia đình. Ở xóm có các gia đình của kiểm ngư Trần Tuấn Minh (Tàu 634) và chị Hoàng Thị Hiền, gia đình kiểm ngư Khổng Minh Quyết (Tàu 786) và chị Ngô Thị Bích, gia đình kiểm ngư Chu Ngọc Linh (tàu 786) và chị Nguyễn Thị Thủy.
Phần lớn những người vợ của các kiểm ngư viên đều chưa có việc làm ổn định. Chị Hoàng Thị Hiền vợ của kiểm ngư Trần Tuấn Minh đang làm nhân viên giao bánh cho các cửa hàng tạp hóa.
Bố xa nhà lâu ngày, nên các đứa trẻ ở đây đều già giặn hơn so với tuổi. Mới học lớp 8 nhưng Trần Hải Đăng, con trai cả của anh Trần Tuấn Minh đã thoăn thoắt việc nhà, khi thì nấu cơm, rửa bát, trông em thay mẹ, khi thì thay bóng điện hỏng, cầu chì cháy thay bố.
Trần Hải Đăng giúp em Trần Hoàng Hải Long. Chị Hiên cho biết, vì chồng yêu biển nên đặt tên con đều liên quan tới biển. "Anh mong Hải Đăng như ngọn đèn biển soi đường cho bố ra khơi, cũng như là ngọn đèn biển dẫn lối để những người con đất liền về nhà"
Xóm vắng đàn ông, nên mấy người phụ nữ đóng cả vai chồng, vai cha. Chuyện điện đóm, nước non cũng được các chị tự mày mò sửa chữa. Chị Nguyễn Thị Thủy vợ của kiểm ngư Chu Ngọc Linh còn biết sửa cả điện.
Khu vườn hoang trước cửa nhà, nay được các chị chăm lo trở nên xanh tốt. Chị Ngô Thị Bích là nhân viên bảo tàng Hải Phòng, ngoài thời gian tới cơ quan chị
Luống bí và vườn rau sống của chị Ngô Thị Hiên lúc nào cũng xanh tươi.
Bữa cơm xanh ngắt của gia đình kiểm ngư,
Là giáo viên nên chị Nguyễn Thị Thủy thường tranh thủ thời gian đọc truyện, dạy các cháu trong xóm học thêm.
Không thể liên lạc qua điện thoại nên ba gia đình đều quấn túm bên nhau mỗi khi có bản tin thời sự về Hoàng Sa. Khi đó những người vợ căng mắt, căng tai để xem để nghe những tin tức về chồng, xem con tàu nào bị đâm, bị húc, xem có ai bị thương.