Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn

Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn
TPO - Mẫu vật trưng bày được đánh giá là mang được thần thái của cụ rùa khi còn sống, giống từ vết bớt trên đầu đến màu da, tư thế.
Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 1

Mẫu vật cụ rùa cuối cùng của Hồ Gươm được trưng bày tại Đền Ngọc Sơn từ hôm qua (15/3). Sáng nay lễ bàn giao chính thức mẫu vật cụ rùa được tổ chức tại đây. 

Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 2Mẫu vật cụ rùa được chế tác bằng phương pháp nhựa hóa, phương pháp bảo quản mẫu vật tiên tiến nhất thế giới với khả năng bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc, kể cả những phần khó như mắt và diềm mai (cấu tạo bằng sụn). 
Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 3   Mẫu vật rùa Hoàn Kiếm được 2 chuyên gia chế tác người Đức, những người từng dành giải nhất cuộc thi chế tác mẫu vật thế giới thực hiện. Quá trình thực hiện kéo dài tới 2 năm do mẫu vật quá lớn. Kích thước cụ rùa lúc còn sống là 2,08x1,08, nặng 69kg.
Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 4   Khâu hoàn thiện mẫu vật là khâu chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình chế tác. Các chuyên gia chế tác đã phải xem hàng loạt ảnh, video cụ rùa khi còn sống để đảm bảo mẫu vật gần gũi với tự nhiên nhất.
Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 5Từng mảng da hay vết bớt trên đầu, vệt trắng trong mắt đều được chế tác một cách tỉ mẩn, chân thực nhất.
Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 6Chế tác mắt rùa được coi là khâu khó nhất do mắt là linh hồn của mẫu vật. Các chuyên gia phải đặt mắt ở nước ngoài rồi mang sang Việt Nam.
Cận cảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn ảnh 7Sau khi hoàn thiện chế tác, cụ rùa có kích thước 1,1x2,08 mét, được bảo quản trong tủ kính đặc biệt. Đây là tủ chuyên dụng bảo quản mẫu vật kính siêu trắng, chống phản quang, chống tia UV, hệ thống lọc không khí và hút ẩm theo cơ chế thụ động và chủ động. Để đảm bảo thẩm mỹ, giá trị văn hóa và tâm linh, phù hợp với không gian trưng bày ở Đền Ngọc Sơn, một hệ thống tủ gỗ hương đỏ có chạm sắc tinh xảo được bao quanh lớp tủ kính bên trong. Tủ kính đặt cụ rùa được để gần với tủ kính đặt cụ rùa mất năm 1967. Việc đặt cụ rùa tại Đền Ngọc Sơn được đánh giá là phù hợp về giá trị khoa học cũng như văn hóa, tâm linh.
 
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.