Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ

TPO - Trong những lần khai quật tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ - kinh thành bằng đá có một không hai ở Việt Nam, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều gạch đất nung với số lượng lớn khắc chữ Hán - Nôm.
Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 1

Thành Nhà Hồ – tên thường gọi của tòa thành bằng đá độc đáo còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 2

Thành nhà Hồ có các tên gọi khác như An Tôn, Tây Đô, thành Phủ Thanh Hoá, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai. Theo lý giải tên thành, gọi thành Anh Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn, thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397-1400) và Đại Ngu (1400-1407), thành Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long), Thạch Thành vì thành được xây toàn bằng đá, thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai.

Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 3

Công trình này được Hồ Quý Ly cho xây dựng năm 1397, dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Công trình ước tính sử dụng 20.000 m3 đá để xây cất và gần 100.000 m3 đất được đào đắp, thành được kết cấu gồm 3 phần Hoàng thành (nội thành), Hào thành bao bên ngoài, cách chân thành chừng 50 m, có tác dụng bảo vệ nội thành và La thành là vòng ngoài cùng.

Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 4Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 5Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 6Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 7
Trải qua hơn 600 năm, phần kiến trúc bên trong hoàng thành đã bị hủy hoại, vùi lấp hết, song 4 bức tường thành - biểu tượng của Thành Nhà Hồ - vẫn giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây.
Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 8Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 9Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 10

Bên cạnh phần di tích lộ thiên, sau nhiều cuộc khai quật trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông khác, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn di vật và nhiều mảng kiến trúc thể hiện sự giao thoa, tiếp biến kiến trúc các thời Trần, Hồ và Lê sơ như sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá, Giếng Vua... Trong đó, nhiều nhất là các hiện vật được làm bằng đá và gạch.

Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 11Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 12Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 13
Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 14Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 15Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 16

Gạch đất nung được tìm thấy, phần lớn là loại gạch bìa có hình chữ nhật. Xét chất liệu, kỹ thuật, màu sắc và kích thước thì gạch bìa có hai loại. Một loại có màu đỏ tươi, chất liệu mịn, độ nung cao, bề mặt gạch nhẵn. Một số viên có chữ "Vĩnh Ninh Trường". Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại gạch được mang từ Thăng Long vào. Một loại gạch khác là gạch bìa có khắc chữ Hán - Nôm ghi tên các địa danh đã tham gia sản xuất gạch. Loại gạch này có kích thước lớn hơn, độ nung thấp. Đây là loại gạch sản xuất vào những năm xây dựng Đàn tế Nam Giao của nhà Hồ (1400-1402).

Cận cảnh chữ Hán - Nôm in khắc trên gạch ở Thành nhà Hồ ảnh 17
Theo số liệu thống kê, có khoảng 300 địa danh sản xuất gạch xây Thành nhà Hồ, tiêu biểu như Vĩnh Lộc, Nông Cống, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Hà Trung (Thanh Hóa), Tuyên Quang, Hưng Yên.
Tin liên quan