Cán bộ nuôi tôm chân trắng gây hại tôm sú của dân

Nhiều hồ tôm sú tại xã Phú Xuân phải thu hoạch vội vì lo ngại tác hại từ tôm chân trắng do cán bộ xã thả nuôi. Ảnh: Ngọc Văn
Nhiều hồ tôm sú tại xã Phú Xuân phải thu hoạch vội vì lo ngại tác hại từ tôm chân trắng do cán bộ xã thả nuôi. Ảnh: Ngọc Văn
TP - UBND tỉnh TT- Huế ra chỉ thị cấm nuôi tuyệt đối tôm chân trắng trên đầm phá từ năm 2007. Thế nhưng, tại vùng Phú Xuân (huyện Phú Vang), cán bộ vẫn nuôi loại tôm này trước bức xúc của ngư dân. Nhiều hộ phải bán tháo tôm sú gần đến kỳ thu hoạch do lo ngại tác hại từ hồ tôm chân trắng của cán bộ.

> Nuôi tôm chân trắng, phá nát rừng phòng hộ

Nhiều hồ tôm sú tại xã Phú Xuân phải thu hoạch vội vì lo ngại tác hại từ tôm chân trắng do cán bộ xã thả nuôi. Ảnh: Ngọc Văn
Nhiều hồ tôm sú tại xã Phú Xuân phải thu hoạch vội vì lo ngại tác hại từ tôm chân trắng do cán bộ xã thả nuôi.
Ảnh: Ngọc Văn.
 

Tháng 3-2007, UBND tỉnh TT- Huế ra chỉ thị cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, do loài này mang “hội chứng Taura” gây dịch bệnh nguy hiểm cho tôm sú; nguồn nước thải nuôi tôm rất ô nhiễm gây hủy hoại môi trường sinh thái tự nhiên.

Tỉnh nghiêm cấm tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, nuôi loại tôm này tại tất cả các ao cao triều . Người nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ bị phạt nặng.

Quy định là vậy, nhưng đến nay, trên các vùng đầm phá TT-Huế liên tục xảy ra tình trạng vi phạm về nuôi tôm chân trắng. Năm 2008, có hơn 50 hộ dân lén lút thả nuôi tôm thẻ chân trắng, trên gần 70 ha, tại vùng đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô. Do lợi nhuận từ nuôi tôm chân trắng rất cao, nên sau một thời gian tạm lắng, tình trạng nuôi tôm chân trắng bất chấp lệnh cấm lại bùng phát.

Không chỉ dân mà cán bộ xã cũng ngang nhiên nuôi tôm cấm. Trường hợp vi phạm mới nhất vừa được phát hiện tại thôn Quảng Xuyên, gây bức xúc đối với hàng trăm ngư dân xã Phú Xuân là ông Võ Văn Chúng, Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Bí thư Chi bộ thôn Lê Bình.

Điều đáng nói, hộ ông Chúng nuôi tôm chân trắng đến giai đoạn trưởng thành mới bị UBND xã Phú Xuân ra lệnh cấm. Tôm nuôi trái phép vẫn được cho thu hoạch và tùy tiện vận chuyển đi nơi khác, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh diện rộng.

Ông Đặng Hữu Ngân (thôn Quảng Xuyên, Phú Xuân) nói: Hồ tôm chân trắng của cán bộ xã từng xả nước bẩn gây chết cá hàng loạt ở kênh thủy lợi dẫn thải ra đầm phá Tam Giang. Nhiều hộ ngư dân như Đặng Túc, Đặng Châu, Huỳnh Tương... bán tháo tôm sú chưa tới kỳ thu hoạch do lo ngại trắng tay vì dịch bệnh và nguồn nước ô nhiễm nặng từ hồ tôm chân trắng.

Một ngư dân cho biết: Năm nay, con tôm sú ở Phú Xuân phát triển rất khả quan. Tui tưởng trúng lớn. Ai dè... phải bán non vì thấy hồ mình xuất hiện tôm chết có thể do ảnh hưởng từ tôm chân trắng.

Trước thái độ chần chừ và dấu hiệu bao che của chính quyền đối với cán bộ vi phạm, dân bức xúc làm đơn gửi các nơi kiến nghị xử lý nghiêm và có biện pháp cách ly nguồn nước thải bẩn từ hồ tôm chân trắng, có thông báo cụ thể thời gian xả nước, tiến hành tổng vệ sinh khu vực ao hồ, kênh cấp nước và môi trường tự nhiên đầm phá để tránh gây thiệt hại cho hàng trăm hộ nuôi tôm sú trong vùng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG