Cán bộ công chức dôi dư sau sắp xếp huyện, xã được giải quyết thế nào?

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
TPO - Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nêu 4 chính sách về giải quyết cán bộ, công chức trong quá trình sắp xếp là giải quyết chế độ thôi việc, không tái cử với cán bộ cấp xã, áp dụng tinh giản biên chế và cho địa phương ban hành chính sách hỗ trợ.

Sáng 17/12, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề án sắp xếp 11 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021.

Cho ý kiến về việc này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển băn khoăn, sau sáp nhập thì trung tâm xã đặt ở đâu? Những tài sản liên quan tới các xã sẽ được sắp xếp như thế nào, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ra sao? Hay vấn đề tên gọi, thường với văn hóa lịch sử, vậy sau sáp nhập có thay đổi không?

Trong khi đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, cần phải đánh giá rõ hiệu quả và những tác động của việc sáp nhập, chứ không hợp nhất một cách cơ học. Đặc biệt, quá trình sắp xếp sẽ có nhiều cán bộ, công chức tâm tư, bởi ngay chuyện đi lại, họ đang làm gần nhà, nay phải đi rất xa để đến trụ sở làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đặt vấn đề về việc sắp tới chuẩn bị cho Đại hội Đảng cơ sở thì liệu việc sắp xếp này các địa phương làm có kịp không? Ai là người làm báo cáo chính trị. Việc sắp xếp này thì chính quyền UBND, HĐND sẽ như thế nào? Việc bố trí và sắp xếp cán bộ dôi dư như thế nào?...

Giải trình những vấn đề đặt ra, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, theo lộ trình hiện đã trình Chính phủ đề án sắp xếp của 38 tỉnh, đang tiếp tục thẩm định các đề án, riêng TP. HCM và Hà Nội chưa gửi đề án về cho Bộ Nội vụ. Theo ông Tân, nếu trong tháng 12 này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bố trí thêm một buổi làm việc thì sẽ cơ bản hoàn tất các đề án sắp xếp theo yêu cầu.

Về giải pháp, theo ông Tân, việc sắp xếp tối đa chỉ nên dừng lại ở 3 đơn vị hành chính, nếu vẫn không đủ tiêu chí thì thôi, bởi nếu mở rộng sắp xếp thêm cho đủ thì sẽ gây xáo trộn lớn. Ông ví dụ như ở Hà Giang, nếu nhập 3 xã làm một thì quá rộng, không thể đi được, nên chỉ sắp xếp 2 xã là tối đa. Về cơ sở vật chất, các trụ sở cũ sau sắp xếp vẫn được sử dụng.

Về giải quyết cán bộ dôi dư, quá trình sắp xếp cũng được áp dụng 4 chính sách: Giải quyết chế độ thôi việc, không tái cử với cán bộ cấp xã, tinh giản biên chế và cho địa phương ban hành chính sách hỗ trợ cho người không sắp xếp.

“Theo quy định việc sắp xếp cán bộ công chức trong thời gian 5 năm, nhưng các địa phương chỉ để nghị đến năm 2022 là hoàn thành. Chúng tôi sẽ xuống khảo sát một số nơi, xem những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính”, ông Tân cho hay.

Cuối buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với tờ trình và báo cáo thẩm tra, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.