Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Bĩnh Minh, tỉnh Vĩnh Long chìm trong nước sáng 30/9. Ảnh: Hòa Hội.
Chỉ riêng đoạn qua tỉnh Vĩnh Long đã có khoảng 10 điểm ngập do triều cường, tỉnh Bạc Liêu có 8 điểm, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng mỗi địa phương có một điểm ngập nặng, tỉnh Cà Mau cũng có nhiều điểm ngập do triều cường...
Theo ông Thành, để xử lý các điểm ngập trên, ước cần khoảng 300 tỷ đồng để đầu tư. Tuy nhiên, nếu đầu tư hết thì không đủ tiền nên ưu tiên xử lý các điểm ngập nặng trước. Hiện đoạn 900 mét qua tỉnh Vĩnh Long bị ngập nặng nên đã bố trí khoảng 18 tỷ đồng từ nguồn thu quỹ bảo trì đường bộ để đầu tư nâng nền đường (lên khoảng 0,6 - 0,7 mét) chống ngập, dự kiến hoàn thành trong năm nay.
Một điểm ngập nặng qua tỉnh Sóc Trăng và 2 điểm ở tỉnh Bạc Liêu được đề xuất xử lý trong năm 2020. “Điểm nào ngập nhưng xe vẫn còn khả năng đi qua được thì mình từ từ xử lý” - ông Thành cho hay.
Theo ông Kỷ Quang Vinh - nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ, trong những ngày qua, đỉnh lũ từ sông Mekong đổ về hạ lưu, lại gặp ngay đợt triều cường khá mạnh làm cho mực nước sông Hậu dâng lên cao bất ngờ. Điều này đã khiến cho nhiều tuyến đường tại Cần Thơ bị ngập vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.
“Hiện nay, do tình trạng sụt lún đất, nhiệt độ tăng làm cho nước biển đang dâng theo cấp số nhân chứ không còn theo cấp số cộng như dự báo nữa. Vì vậy, để ứng phó hiệu quả với lũ, nước biển dâng, biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại cho người dân thì trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai các hoạt động cụ thể và đưa ra những quyết định nhanh chóng để giải quyết tình trạng này” - ông Vinh nói.