Campuchia vượt mốc 61.000 ca bệnh, cho phép bệnh nhân nhẹ điều trị tại nhà

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Khmer Times
Ảnh minh họa: Khmer Times
TPO - Ngoại trưởng Or Vandine và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ quan ngại rằng Campuchia có thể sớm chạm tới “lằn ranh đỏ”, khi tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này vượt mốc 61.000 ca.

Cơ quan y tế Campuchia hôm nay, 12/7, thông báo nước này vừa ghi nhận thêm 911 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên 61.870 ca. Trước khi xảy ra sự cố lây lan cộng đồng ngày 22/2, tổng số ca bệnh ở Campuchia chỉ khoảng 500 trường hợp.

Thêm 23 ca tử vong mới được báo cáo trong thứ Hai, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở Campuchia lên 925 ca.

Theo Khmer Times, cơ quan y tế Campuchia đã ghi nhận sự “bùng nổ” về số ca tử vong vì COVID-19 trong vòng hai tuần qua. Cụ thể, số ca tử vong trong giai đoạn này chiếm khoảng 30% tổng số ca tử vong từ trước đến nay của Campuchia.

Số ca được điều trị tại bệnh viện đã tăng từ khoảng 5.000 ca (hai tuần trước) lên hơn 7.000 ca.

Thông tin cụ thể về múc độ lây lan của biến thể Delta và Delta Plus ở Campuchia vẫn chưa được xác định, vì Viện Pasteur nước này mất tới năm ngày để giải trình tự bộ gien.

Tình trạng này khiến các chuyên gia phải lên tiếng thúc giục chính phủ sớm có hành động dứt khoát, nếu không muốn Campuchia đối mặt cảnh “vỡ trận” như nước láng giềng Thái Lan.

Số ca từ nước ngoài nhập cảnh Campuchia cũng gia tăng nhanh chóng. Riêng hôm nay, thêm 319 ca nhập cảnh đã được báo cáo, làm dấy lên lo ngại về các biến thể Alpha và Delta.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc vùng biên giới, đặc biệt là biên giới với Thái Lan, để hạn chế nguy cơ lây lan COVID-19.

Cũng trong ngày 12/7, cơ quan y tế Campuchia chính thức cho phép các bệnh nhân mắc COVID-19 không có triệu chứng/có triệu chứng nhẹ, hoặc các bệnh nhân là trẻ em được chăm sóc, điều trị tại nhà.

Theo Khmer Times
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.