Những tác hại đối với sức khỏe khi cơ thể thiếu hoặc thừa muối
Là thành phần không thể thiếu được trong bữa ăn gia đình, muối rất cần cho cơ thể. Tuy nhiên, muối khi được sử dụng quá nhiều lại gây ra những tác hại không phải ai cũng biết.
Lượng muối trong cơ thể chủ yếu do thận điều chỉnh. Nếu nồng độ muối quá thấp, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone aldosterone, làm tăng lượng muối trong thận. Mặt khác, nếu nồng độ muối trong cơ thể quá cao, bạn sẽ thấy khát và cần uống nhiều nước.
Nếu ăn nhiều muối, muối sẽ hút mất nước của cơ thể và gây ra các bệnh như: bệnh tim, xơ gan, yếu thận và sỏi thận, tai biến mạch máu não, ung thư dạ dày, loãng xương....
Ăn uống quá mặn lâu ngày sẽ làm hư hỏng tế bào, làm tế bào suy giảm chức năng. Khi đó bệnh tiểu đường sẽ không mời mà đến.
Cơ thể mất muối do thải hồi qua phân, mồ hôi, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu mất quá nhiều muối thì lượng huyết tương trong máu sẽ giảm. Trong trường hợp nghiêm trọng, lượng muối quá thấp sẽ dẫn đến chuột rút cơ, chóng mặt, nôn mửa... Thậm chí, mất muối còn có thể gây sốc, bất tỉnh và tử vong.
Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng canxi bị thải hồi qua phân. Vì thế mà những người ăn mặn rất dễ bị loãng xương và nguy cơ gãy xương cao hơn những người có chế độ ăn nhạt.
Cách sử dụng muối để không gây hại cho sức khỏe
Trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam vận động người dân chỉ nên ăn từ 3-5g muối/ ngày. “Muối” ở đây phải được hiểu là lượng Natri có trong muối. Vì vậy, khi sử dụng những gia vị khác giàu Natri như nước mắm, nước tương, bột nêm, mắm tôm, hoặc các thức ăn mặn như: cá khô, tôm khô, dưa muối, cà muối……thì phải giảm bớt lượng muối ăn vào.
Các nhà y học và dinh dưỡng học đề nghị người lớn mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 6g muối ăn. Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn đưa vào cơ thể trung bình 9-10 g mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng, nếu giảm lượng muối xuống 6g mỗi ngày sẽ có thể ngăn chặn 70.000 ca đột quỵ và nhồi máu cơ tim mỗi năm.