Triệu chứng của trúng gió
Triệu chứng rõ rệt nhất là ớn lạnh ở gáy, sống lưng, tay, chân, có khi kèm nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Có trường hợp nặng, người bị trúng gió còn hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng, có thể nguy đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời. HIện tượng trúng gió khác với cúm. Vì cúm là do siêu vi trùng gây nên và có khả năng lây lan. Trúng gió có thể chữa trị bằng cách uống thuốc trị cảm, uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng.
Theo kinh nghiệm dân gian,cạo gió hay đánh gió bằng dầu nóng, xông nước lá là phương pháp rất hiệu quả. Sau đó cho người bệnh uống nước đường gừng nóng và nước cam, chanh tươi. Để bồi bổ và giải cảm có thể ăn cháo hành tía tô. Người bị trúng gió phải được nghỉ ngơi và giữ ấm cẩn thận.
Cách giúp bạn phòng ngừa trúng gió bất ngờ
Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là những người có sức đề kháng yếu, suy nhược do làm việc quá sức, say rượu, người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp… Khi cơ thể mệt mỏi, say xỉn, hoạt động của tim mạch cũng như các cơ quan khác giảm đi hoặc rối loạn. Nếu có một sự thay đổi về điều kiện môi trường thì khí lạnh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây tắc nghẽn đột ngột mạch máu não, co giãn dây thần kinh, lan nhanh đến các cơ quan khác, làm người bệnh bị choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, ớn lạnh.
Những người bận rộn nên vận động tay chân ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần, chia thành nhiều lần. Vận động hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng, giảm bớt mỡ trong máu, tăng sản xuất TPA (Tisue Plasminogen Activator), một loại protein làm tan cục máu đông, chống lại các chứng đột quỵ do nghẽn mạch máu não, dạng trúng gió nguy hiểm nhất.