Cách nào để Trump đối phó tham vọng hạt nhân của Triều Tiên?

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Triều Tiên sáng nay 15/9 tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo bất chấp cảnh báo của Mỹ. Trên thực tế, Donald Trump chỉ là vị tổng thống mới nhất của nước Mỹ thuộc “những người thất bại” trong việc đối phó với tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng hơn 20 năm qua.

Trong những năm 1960 và 1970, Mỹ hoàn thành mục tiêu ngăn chặn Bình Nhưỡng đưa quân về phía nam vĩ tuyến 38 thuộc Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, trong 25 năm trở lại đây, trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ dường như đã thất bại với mục tiêu mới: Phi hạt nhân hoá hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Hai cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bình Nhưỡng hồi tháng 7 và tháng 8, tiếp đó là vụ thử hom H đầu tháng 9 đã khiến chính phủ Seoul, Tokyo và Washington đứng ngồi không yên.

Washington đã đưa ra nhiều giải pháp, kể cả quân sự, nhưng chưa phương án nào thực sự khả thi. Tướng nghỉ hưu Rob Givens cảnh báo sẽ có khoảng 20.000 ở thủ đô Seoul bị tác động trực tiếp trong ngày đầu tiên nếu xảy ra xung đột.

Tuy Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên, gia tăng sức ép về kinh tế, tuy nhiên có thể thấy Bình Nhưỡng là “bậc thầy” về ứng phó với các lệnh trừng phạt, và Bình Nhưỡng luôn tìm ra những cách thức mới và hiệu quả để duy trì các chương trình vũ khí của nước này.

Chính quyền Bình Nhưỡng nhiều năm nay luôn muốn cộng đồng quốc tế công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân, nhưng người Mỹ không muốn công nhận điều đó, bởi sở hữu hạt nhân luôn đi kèm với những rủi ro cho những quốc gia láng giềng.

Đối với Washington, để ngăn chặn tham vọng của Bình Nhưỡng, Mỹ cần phải xây dựng một liên minh chống Triều Tiên với sự tham gia của nhiều quốc ở trong và ngoài khu vực.

Chính quyền Bình Nhưỡng gần đây bị cáo buộc bí mật hợp tác với Iran và Syria để phát triển hạt nhân, công nghệ tên lửa và phát triển vũ khí hoá học. Những lệnh trừng phạt được Hội đồng Bảo an đưa ra dường như chưa đủ sức răn đe.

Trong khi ‘bất lực” trong việc yêu cầu Trung Quốc cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên, hoặc bóp nghẹt nền kinh tế nước này, Washington có thể tranh thủ sự đồng thuận của Bắc Kinh trong việc cùng nhau ngăn chặn sự gia tăng vũ khí hạt nhân kép và công nghệ tên lửa quá cảnh qua lãnh thổ Triều Tiên. Việc kìm hãm sự lưu thông của các mặt hàng này sẽ giảm thiểu sự lây lan của những dòng vũ khí huỷ diệt thông qua thị trường chợ đen.

Ngoài ra, Mỹ cũng cần thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Các cuộc tranh chấp lịch sử giữa hai quốc gia này không thể cản trở việc chia sẻ thông tin tình báo nhằm thúc đẩy một Đông Á hoà bình.

Bên cạnh đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần tập trung nhiều thời gian hơn để xây dựng liên minh vững chắc tại khu vực; cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia sâu hơn vào việc bảo đảm an ninh khu vực.

Xung đột quy mô nhỏ không phải là kịch bản lý tưởng nhất cho các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ, nhưng đó có thể là lựa chọn mà chính quyền Mỹ có thể xem xét và tính toán tới.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.