Cách mạng tư duy

TP - Khi thuật ngữ “cách mạng 4.0” được nhắc trong nhiều tham luận và kiến nghị tại Đại hội Đoàn toàn quốc XI kết thúc hôm qua, thực chất chúng ta đang đề cập đến nhu cầu của một cuộc cách mạng về tư duy.

Nếu thừa nhận cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay gọi tắt là “cách mạng 4.0” bắt đầu từ những năm 2000, có thể không ngoa rằng 24 triệu thanh niên Việt Nam (VN) và 6,4 triệu đoàn viên đang được “nhúng” vào cuộc cách mạng ấy theo nhiều cách khác nhau. Năm 2017, khoảng 58% dân số VN kết nối internet và dùng điện thoại thông minh. Như vậy, hầu như chúng ta ít nhiều đều đã động chạm đến cốt lõi của “công nghiệp 4.0” như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây (iCloud), điện toán nhận thức (cognitive computing), di động, hay phân tích dữ liệu lớn (SMAC), vân vân và vân vân.

Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy. “Cách mạng 4.0” với tư cách là lực lượng vật chất đã và đang làm thay đối tư duy mỗi cá nhân, tổ chức. Không ai có thể cưỡng được xu thế ấy. Lấy ví dụ, nhờ trí tuệ nhân tạo hay công nghệ AI, người máy thông minh hơn, có thể ghi nhớ, học hỏi vô biên, trái với khả năng ở người càng già càng lú. Với ưu thế làm xuyên ngày xuyên đêm, không cần trả lương, đóng thuế hay bảo hiểm của robot, thái độ của người thật liệu có dám “Nguyễn Y Vân” không khi người máy chiếm chỗ của họ, khi các thế mạnh cố hữu của lao động VN như trẻ, lương thấp, đang bị lung lay tận
gốc rễ?

Trong các “nhà máy thông minh” (smart factory) của “cách mạng 4.0” mà Intell và Samsung đang manh nha ở VN, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra bản sao ảo của thế giới thực. Ở đó, qua internet vạn vật, mỗi cá nhân phải đưa ra các quyết định phân tán thay vì tập trung hay tập thể như ta vẫn quen lâu nay. Trong bối cảnh các hệ thống thực-ảo giao tiếp-cộng tác với nhau và giao tiếp với người trong thời gian thực, liệu ta có tồn tại không nếu vẫn cách tư duy cũ?

Câu hỏi đó đang nằm ngay trước mắt mỗi bạn trẻ nếu biết chính phủ kiến tạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang kêu gọi công nghệ cao vào VN. Câu hỏi đó không dễ giải nếu biết Đại hội Đoàn XI, bên cạnh một loạt đổi mới, chưa thấy dấu ấn đột phá công nghệ khi chưa mạnh dạn coi sinh hoạt đoàn từ xa qua ứng dụng công nghệ là hình thức sinh hoạt đoàn chính thức vì hàng loạt e ngại của tư duy truyền thống.

Muốn hay không, thanh niên luôn chiếm tỷ lệ áp đảo trào lưu chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số ở VN. Thay đổi tư duy là đòi hỏi khách quan nếu chúng ta không muốn để “Đoàn đi sau thanh niên, chậm hơn thanh niên”. Đại hội XI với 151 ủy viên BCH T.Ư Đoàn trong đó có một phó giáo sư trẻ nhất VN ở tuổi 33 là một “đại hội đại thành công”. Song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không quên nhắc nếu chỉ dừng ở “nghị quyết thì còn chung chung” và vẫn chỉ là “hoạt động phong trào mà chưa đi vào chiều sâu”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.