Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và phân hủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.
Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Thoái hóa khớp có thể gặp ở nhiều khớp khác nhau bao gồm: khớp háng, gối, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay… Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hoặc thoái hóa đa khớp. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nếu không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng khó lường.
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền VN cho biết các triệu chứng chủ yếu bệnh nhân hay gặp phải là đau, hạn chế vận động, đặc trưng là đau khi vận động, đau khi đi xuống cầu thang, đau khi ngồi xổm, đi bộ, thay đổi tư thế, đau tăng lên.
Thoái hóa khớp có thể gặp ở nhiều khớp khác nhau bao gồm: khớp háng, gối, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay… Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hoặc thoái hóa đa khớp. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nếu không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng khó lường. Ảnh minh họa: Internet
“Thiếu sót của bệnh nhân là khi bắt đầu thấy bất thường thì phải đi khám chuyên khoa để điều trị bài nhưng bệnh nhân quên lãng đi, bỏ qua không chữa trị sớm. Thoái hóa khớp có 4 giai đoạn: giai đoạn đầu mới có triệu chứng chưa có bất thường trên phim X quang của khớp, giai đoạn rõ ở khớp nhưng chưa có biến chứng bất thường, giai đoạn 3 đã có biến chứng bất thường rồi, có vận động lạo xạo, giai đoạn 4 đau liên tục, bắt buộc phải thay khớp. Nếu phát hiện giai đoạn 1, 2 mà được điều trị thì tiến triển giai đoạn 3, 4 không có, bệnh được ngăn cản ngay từ đầu”- PGS. Cảnh nói.
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh tiến triển từ từ và tăng dần theo tuổi tác. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Do tuổi tác
Thoái hóa khớp là căn bệnh xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể và thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, cùng với đó chất lượng sụn khớp cũng kém dần. Cơ thể không còn tự tiết ra dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ và bào mòn, gây đau và khó cử động.
Các môn thể thao như: bóng đá, nhảy xa, quần vợt… không những gây sức ép cho xương khớp mà còn khiến người chơi phải đối mặt với rất nhiều chấn thương như: giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp… Những tổn thương này góp phần khiến xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn. Ảnh minh họa: Internet
Do công việc và thói quen sinh hoạt sai tư thế
Những người làm công việc đặc thù thường xuyên ngồi, đứng lâu một tư thế, hoặc người mang vác vật nặng rất dễ mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương phần sụn khớp, từ đó làm giảm khả năng chịu lực, lâu dần xương khớp yếu đi và rất dễ bị thoái hóa.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do ngủ gối quá cao, chỉ nằm ngủ ở 1-2 tư thế cố định… Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp gia tăng ở người trẻ tuổi.
Luyện tập thể dục thể thao quá độ
Các môn thể thao như: bóng đá, nhảy xa, quần vợt… không những gây sức ép cho xương khớp mà còn khiến người chơi phải đối mặt với rất nhiều chấn thương như: giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp… Những tổn thương này góp phần khiến xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
Di truyền
Cơ địa lão hóa sớm cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.
Những người làm công việc đặc thù thường xuyên ngồi, đứng lâu một tư thế, hoặc người mang vác vật nặng rất dễ mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Ảnh minh họa: Internet
Do các dị tật bẩm sinh về cột sống
Gù vẹo cột sống, cũng làm thay đổi một phần hình thái và diện tỳ nén bình thường của cột sống, dần dần gây thoái hóa.
Do các bệnh lý
Thoái hóa xương khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý như: tiểu đường, bệnh gút, loãng xương… Bên cạnh đó, những người sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng có thể bị thoái hóa cột sống sớm hơn.
Chế độ ăn uống thiếu chất
đặc biệt là canxi, chondroitin – những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Phụ nữ sau khi sinh con hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp do thiếu hụt lượng lớn canxi mà không được bù đắp kịp thời.
Thừa cân
Việc tăng cân không kiểm soát khiến cơ thể rơi vào tình trạng béo phì, khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, gây thoái hóa.
Theo PGS. Lâm, cần tránh các món ăn nhiều mỡ động vật quá, các chất béo chiên rán nhiều lần thì làm cho bệnh thoái hóa khớp tăng nặng hơn, nên hạn chế rượu bia vì rượu, bia góp phần tăng cường thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng bệnh thoái hóa khớp
Tăng cường chế độ ăn giàu canxi và chất chống oxy hóa
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng một chế độ ăn tốt. Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, để cơ thể đủ chất. Ở đây, khẩu phần ăn phải đủ canxi, ví dụ chị em nữ giới ở độ tuổi từ 50 và anh em nam giới ở độ tuổi 55 trở lên, chúng ta phải có đủ khẩu phần 1000 mg canxi mỗi ngày.
Hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng
Theo PGS. Lâm, cần tránh các món ăn nhiều mỡ động vật quá, các chất béo chiên rán nhiều lần thì làm cho bệnh thoái hóa khớp tăng nặng hơn, nên hạn chế rượu bia vì rượu, bia góp phần tăng cường thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc giữ cân nặng cũng hết sức quan trọng. Ở những người thừa cân, béo phì, các xương khớp bị tăng sức nặng, áp lực hơn vì cân nặng của cơ thể. Do đó, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân khi có nguy cơ thừa cân, béo phì.
Tích cực vận động, tránh ngồi lâu
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đưa ra lời khuyên dành cho những người muốn phòng tránh bệnh thoái hóa khớp là đừng bất động cơ thể trong một thời gian quá lâu, 1 tiếng đồng hồ bạn nên đứng dậy, đi lại một chút, để trả lại cơ chế hoạt động của khớp. Khớp là sự kết nối toàn bộ cơ thể, chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Do vậy, đừng bao giờ mập quá, bởi nếu cân nặng cơ thể nặng quá tức có nghĩa chính bạn làm tổn thương xương khớp của bạn.