Cách các ngân hàng tận dụng xu hướng “Mua ngay, trả sau” tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Ngành dịch vụ tài chính Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự xuất hiện của các công nghệ tài chính kỹ thuật số mới, dẫn đến một thị trường phát triển sôi động và nhanh chóng. Một trong những đổi mới tài chính thú vị nhất tại Việt Nam trong thời gian gần đây là xu hướng “Mua ngay, trả sau” (Buy now, pay later - BNPL), giải pháp cho vay tại điểm bán hàng (point-of-sale - POS) lần đầu tiên được ra mắt tại Úc bởi Afterpay khoảng 10 năm trước và đang phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Cách các ngân hàng tận dụng xu hướng “Mua ngay, trả sau” tại Việt Nam ảnh 1

Mua ngay, trả sau – hướng đi mới cho người tiêu dùng

BNPL là một hình thức cung cấp tín dụng POS, cho phép người mua trả tiền sau với các giao dịch mua hàng hoặc dịch vụ được thực hiện trực tuyến hay từ một cửa hàng bán lẻ thực tế, và được trả góp không lãi suất đều đặn hàng tuần, hai tuần hoặc hàng tháng. Mặc dù BNPL đã tồn tại được khoảng một thập kỷ, nhưng sự phổ biến của nó mới thực sự bùng nổ trong thời kỳ đại dịch, khi thanh toán qua tín dụng trở nên thu hút và thiết thực hơn bao giờ hết đối với những người bị ảnh hưởng thu nhập. Sự bùng nổ thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến do đại dịch cũng có tác động tích cực đến việc áp dụng các dịch vụ BNPL, với rất nhiều người tiêu dùng chọn cách thanh toán sáng tạo này để giao dịch dựa theo ngân sách của họ.

Trên thế giới, thị trường BNPL đang trải qua một sự tăng trưởng vượt bậc. Được định giá 7,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, thị trường BNPL toàn cầu được dự đoán sẽ đạt giá trị 33,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027.

BNPL tại Việt Nam

Hệ sinh thái fintech của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Dù vẫn được coi là nền kinh tế ‘mới nổi’, Việt Nam đã đạt được bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực công nghệ tài chính kỹ thuật số. Với dân số trẻ và hiểu biết về kỹ thuật số, cùng tỷ lệ sở hữu điện thoại di động và mức độ thâm nhập internet cao, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến ​​đạt 43 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.

BNPL đã chững kiến sự gia tăng đáng kể trong 12 tháng qua, với khoản thanh toán BNPL trong nước dự kiến ​​sẽ tăng 137,3% hàng năm để đạt 491,3 triệu đô la Mỹ trong năm nay. Toàn ngành dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 36,5% hàng năm.

Những dự đoán này có mối liên hệtrực tiếp đến sự gia tăng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam. Với hơn 8 triệu người tiêu dùng mới trên các kênh số, thị trường thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng 53% vào năm 2020.

Từ khi BNPL ra mắt thị trường toàn cầu một thập kỷ trước, dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương, dẫn đầu bởi những gã khổng lồ trong ngành như Afterpay, Klarna và Sezzle. Châu Á Thái Bình Dương được dự đoán là khu vực phát triển nhanh nhất trong tương lai gần, với nhiều công ty nội địa tung ra các giải pháp tài chính sáng tạo với nền tảng tương tự.

Tại Việt Nam, đã có một số công ty fintech cung cấp các giải pháp BNPL độc đáo và thú vị cho người tiêu dùng, bao gồm WowMelo, Atome,Fundiin - mộtcông ty nội địa chuyên cung cấp các giải pháp POS BNPL; Kredivo, công ty tín dụng Indonesia có hoạt động tại Việt Nam; Bankograph, công ty fintech có trụ sở tại Singapore cung cấp công nghệ thanh toán linh hoạt, và Pine Labs, nền tảng thương mại có trụ sở tại Ấn Độ, đã hợp tác với Mastercard để đưa BNPL đến các thị trường Đông Nam Á.

Lợi ích của BNPL đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp

Phương thức tài chính linh hoạt như BNPL được người tiêu dùng trên toàn thế giới nhiệt tình đón nhận, một phần là do sự bấp bênh về kinh tế (và tình trạng thất nghiệp đáng kể) bởi đại dịch gây ra. Với BNPL, người tiêu dùng được phép tùy chọn thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của họ theo thời gian (khoảng thời gian do nhà cung cấp dịch vụ tài chính quy định), thường không có lãi suất và chỉ phải trả phí tối thiểu. BNPL có thể là một giải pháp thay thế đơn giản cho những người tiêu dùng không có thẻ tín dụng hoặc những người muốn giữ mức nợ của họ ở mức tối thiểu, giúp nâng cao khả năng tài chính toàn diện cho những người tiêu dùng bị lãng quên.

BNPL cũng cung cấp các tính năng bảo mật cao hơn cho người tiêu dùng so với thẻ tín dụng truyền thống (dễ bị sao chép hoặc đánh cắp) và có quy trình đăng ký đơn giản hơn.

Đối với các doanh nghiệp, việc cung cấp dịch vụ BNPL có thể giúp thu hút khách hàng hiện tại cũng như có thêm khách hàng mới. BNPL còn giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng bằng cách nâng cao trải nghiệm dịch vụ và mang sự hài lòng ngay lập tức cho họ. Những người bán cung cấp BNPL cũng báo cáo tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ mua lạitốt hơn và giá trị đơn đặt hàng trung bình cao hơn.

Các giải pháp của Mambu

Mambu - nền tảng ngân hàng đám mây SaaS hàng đầu thị trường có thể giúp các ngân hàng và người cho vay khởi chạy các dịch vụ tài chính end-to-end siêu cá nhân hóa mà không cần mã hóa phức tạp hay đầu tư tốn kém. Cách tiếp cận ngân hàng kết hợp (composable banking) của Mambu và các API đã được chứng minh đẩy nhanh sự đổi mới, giúp điều phối dễ dàng, tích hợp và tự động hóa các hành trình tài chính tùy chỉnh, từ đó rút ngắn thời gian tham gia vào BNPL của các ứng dụng phi ngân hàng như thương mại điện tử từ vài tháng hoặc nằm xuống chỉ còn vài tuần.

Tìm hiểu thêm: https://cloud.mambu.com/vi-vn/buy-now-pay-later.

MỚI - NÓNG