Đường ruột nhiễm nấm: Nếu đường ruột ở dạng này, khả năng chế độ ăn uống của bạn đang quá nhiều đường, dùng quá nhiều kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc ăn nhiều đồ lạnh như sinh tố, salad và sữa.
Dấu hiệu của dạng mất cân bằng vi khuẩn ruột này là lên cân bất ngờ, trao đổi chất chậm, đi ngoài dạng lỏng và hay kiệt sức. Rất nhiều người còn cảm thấy thèm ăn, hơi thở có mùi khó chịu, đau khớp, đầy hơi…Ngoài việc tránh những nguyên nhân gây đường ruột nhiễm nấm thì nên tránh caffein và rượu bia, nên ăn tỏi (để tăng cường miễn dịch), bưởi…
Đường ruột miễn dịch: Là một dạng nặng nhất của hội chứng rò rỉ ruột, triệu chứng là các bệnh viêm đường ruột và kích thích đường ruột. Nguyên nhân thường là dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn, đặc biệt là với gluten và các sản phẩm từ sữa.
Trong trường hợp này cần theo dõi để biết dị ứng với thức ăn nào và loại bỏ thức ăn đó ra khỏi chế độ ăn uống đồng thời nên uống nước ninh xương hoặc dầu dừa để ruột lành lại
Đường ruột bị nhiễm độc: Triệu chứng của dạng loạn khuẩn đường ruột này là viêm da (mụn trứng cá đỏ), viêm túi mật và nguyên nhân thường là do ăn quá nhiều chất béo.
Giải pháp điều trị là ăn nhiều chất xơ và những thực phẩm tốt cho gan và túi mật, các loại rau lá thẫm, giảm sữa và các chất béo (kể cả quả bơ) và bổ sung nghệ để hỗ trợ gan.
Đường ruột bị căng thẳng là một dạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột phổ biến hiện nay do làm việc quá sức. Đặc điểm thường thấy ở dạng này là ít ham muốn tình dục, yếu cơ, tập trung kém, dị ứng, mất ngủ. Thay vì phải đối phó với các nguồn cơn dẫn đến căng thẳng, trường hợp này nên giảm ăn uống các chất kích thích như caffein, cồn, đường và gạo.
Nên uống trà thảo dược, ăn các thực phẩm giàu vitamin B như bò, cá hồi hoàn toàn tự nhiên, sữa chua, nấm kefir. Ngoài ra bắp cải tím, quả mọng, các loại hạt và quả bơ cũng có thể có tác dụng đối với bệnh này.
Dạng mất cân bằng cuối cùng là loét ruột, triệu chứng là thường bị đầy hơi hoặc thừa axit sau khi ăn. Trong trường hợp này nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn số lượng ít đồng thời nên uống nước pha 1 thìa dấm táo trước khi ăn để giảm độ pH trong dạ dày, không nên uống nước trong khi ăn mà nên uống giữa các bữa ăn.
Cuối cùng là nên hạn chế caffein và các thực phẩm đã qua chế biến, nên ăn nhiều hoa quả và nhai thật kỹ trước khi nuốt.