Các trường đại học xét tuyển bài thi đánh giá năng lực ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hàng loạt trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tăng nguồn xét tuyển. Ngoài việc xét tuyển vào trường tổ chức thi, các trường đại học khác xét tuyển bài thi đánh giá năng lực ra sao?

Nhiều trường tổ chức thi riêng

ĐHQG TP. HCM sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng ĐHQG TP. HCM) cho biết, đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TP. HCM năm nay có 74.000 thí sinh đăng ký tham dự. Trong đó, tính đến ngày 9/3, đã có 68.540 thí sinh hoàn tất việc đóng lệ phí, xác nhận dự thi. Số thí sinh khác đang tiếp tục hoàn tất. 

So với con số 53.000 thí sinh dự thi đợt 1 năm trước, số dự thi năm nay tăng khoảng 21.000. Năm nay, kỳ thi tổ chức thêm tại hai địa phương mới là TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), có 2.500 thí sinh và Bạc Liêu, khoảng 1.000 thí sinh. Trong số thí sinh đăng ký thi đợt 1 năm nay, TP. HCM chiếm đông nhất, với 52.000 bạn. Kế đó, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) có 5.300 thí sinh; Đà Nẵng 4.300 thí sinh; Bến Tre khoảng 4.000 thí sinh và An Giang 2.600 thí sinh. Cũng theo ông Chính, lượng thí sinh phía Bắc đăng ký thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TP. HCM hằng năm hầu như rất ít. Đối tượng đăng ký chủ yếu từ miền Trung trở vào.

Kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TP. HCM năm 2021 sẽ diễn ra 2 đợt vào cuối tháng Ba và đầu tháng Bảy. Đợt 1 kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật (28/3), tại đồng thời 7 địa phương gồm: TP. HCM, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Nha Trang, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột. Dự kiến, ngày 5/4 sẽ công bố kết quả của đợt thi này. Bài thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TP. HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.

Các trường đại học xét tuyển bài thi đánh giá năng lực ra sao? ảnh 1 Các trường đại học xét tuyển bài thi đánh giá năng lực ra sao?

Sau một năm tạm dừng kỳ thi kiểm tra năng lực vì ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, năm 2021, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) sẽ chính thức tổ chức trở lại kỳ thi này vào ngày 29 và 30/5. Kỳ thi dành cho tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy định của Bộ GD - ĐT. Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 1/4.

Kỳ thi kiểm tra năng lực được trường ĐH Quốc tế tổ chức từ năm 2017, nhằm đánh giá dựa trên thế mạnh của thí sinh. Thí sinh được lựa chọn môn thi sở trường của mình, được đánh giá đúng năng lực thực tế. Năm nay, trường dành 20% - 50% chỉ tiêu tuyển phương thức này.

Ở khu vực phía Bắc, trường ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng do nhà trường tổ chức. Nhà trường sẽ dành khoảng 30-40% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển này. 

Theo đó, ngoài việc đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán có phần tự luận như năm 2020, trường sẽ bổ sung thêm tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên. Nội dung bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo. Dự kiến, trong tháng 1/2021, nhà trường sẽ công bố chi tiết cấu trúc đề thi riêng; chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành, phương thức; các ngành học mới mở…

Mỗi phương thức xét tuyển đều có điều kiện đăng ký riêng và chỉ tiêu phân bổ hợp lý. Đây là năm thứ 2, trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh bằng kỳ thi riêng. Tuy nhiên, khác với năm 2020, trường dự định sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi riêng để xét tuyển độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Trường ĐH Việt Đức cũng dự kiến dành khoảng 70% chỉ tiêu để xét tuyển những thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức vào khoảng tháng 5/2021. Bài thi gồm 2 phần là kiểm tra kiến thức cơ bản và kiến thức khối chuyên ngành đăng ký gồm: Bài thi Khoa học Kỹ thuật dành cho thí sinh đăng kí ngành Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin; Bài thi Khoa học máy tính và Khoa học Tự nhiên dành cho thí sinh đăng kí ngành Khoa học máy tính; Bài thi Kinh tế học dành cho thí sinh đăng kí ngành Tài chính Kế toán và Quản trị kinh doanh và bài kiểm tra tiếng Anh trên máy tính.

ĐHQG Hà Nội cũng bắt đầu tổ chức lại kỳ thi đánh giá năng lực vào năm 2021 để tuyển sinh. Cũng như những kỳ thi đánh giá năng lực của các năm 2015, 2016 trước đây, thí sinh sẽ hoàn thành bài thi trong một buổi thi của mỗi đợt thi. Kết quả thi được thông báo ngay sau khi thí sinh hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi cho thí sinh sau 3 tuần kể từ ngày dự thi.

Năm 2021, kỳ thi đánh giá năng lực sẽ  được tổ chức thi tại Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4-5 đợt từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000-2.000 thí sinh. ĐHQG Hà Nội có thể mở rộng quy mô thông qua khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, trực thuộc hoặc đối tác.

Trường nào xét tuyển?

Ngoài việc xét tuyển vào trường tổ chức thi, các trường đại học khác cũng xét tuyển bài thi đánh giá năng lực. Cụ thể, nhiều trường đại học công bố thông tin nhận hồ sơ xét tuyển theo cách thức khác nhau. ThS Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu trường ĐH Ngân hàng TP. HCM, cho biết trường sẽ xét đồng thời dựa vào 2 tiêu chuẩn: đạt từ 700/1.200 điểm trở lên, có kết quả học tập 3 học kỳ (học kỳ 1 và 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 6,5 điểm trở lên. Ông Vũ cho biết trường chỉ sử dụng kết quả thi đợt 1 của kỳ thi này năm nay.

ThS Trần Thị Mộng Loan, Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng cho biết, trường xét điểm kỳ thi này. Trường dự kiến nhận hồ sơ vào đầu tháng 4 với mức điểm từ 650 trở lên. Tương tự, TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng trường ĐH Tài chính Marketing, cũng xét 15% chỉ tiêu kỳ thi này và bắt đầu nhận hồ sơ đầu tháng 4. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn dành 10% chỉ tiêu cho phương thức này.

Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, công tác tuyển sinh trong năm 2021 và cho đến năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, với một số cải tiến về mặt kỹ thuật, đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Đối với các trường tổ chức thi riêng hoặc yêu cầu bài thi riêng để đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD - ĐT khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường hoặc tổ chức các trung tâm khảo thi độc lập để thuận lợi cho thí sinh, hạn chế việc các em phải thi tại nhiều trường, nhiều lần, gây tốn kém, lãng phí. Trong khâu xét tuyển, Bộ GD - ĐT cũng khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung với các phương thức tuyển sinh khác nhau, tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký nguyện vọng theo nhiều phương thức tuyển sinh, đồng thời giảm tỷ lệ ảo cho các trường khi sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).