Các quy định có hiệu lực từ tháng 7/2020

TP - Không còn hợp đồng vô thời hạn với viên chức; được nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến… là những quy định đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 7.
Các quy định có hiệu lực từ tháng 7/2020 ảnh 1

Theo quy định mới, số lượng đại biểu HĐND sẽ giảm so với trước

1. Bỏ biên chế suốt đời với viên chức

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực từ hôm nay (1/7) quy định viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn (biên chế suốt đời) chỉ áp dụng với viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; viên chức làm việc tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

2. Huy động lực lượng dự bị để phòng dịch bệnh

Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019 cũng có hiệu lực từ 1/7, quy định lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp để sẵn sàng bổ sung cho bộ đội thường trực. Theo luật, có 4 trường hợp được huy động lực lượng dự bị động viên gồm thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ; thi hành lệnh thiết quân luật; khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

3. Sẽ gắn chip điện tử cho hộ chiếu

Từ ngày 1/7, nhiều loại hộ chiếu sẽ được gắn chíp điện tử theo quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019. Chip điện tử thiết bị lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Hộ chiếu điện tử có thể được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên gồm các loại hộ chiếu ngoại giao, công vụ và hộ chiếu phổ thông. Người dưới 14 tuổi chỉ được cấp và sử dụng hộ chiếu thông thường.

4.Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên toàn quốc

Sau khi thí điểm tại 5 địa phương gồm Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận về nộp phạt vi phạm hành chính trực tuyến trong lĩnh vực giao thông đường bộ, dịch vụ này sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ 1/7. Các dịch vụ mới được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, gồm chứng thực bản sao; đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; gia hạn thẻ bảo hiểm y tế; cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4; nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của CSGT hoặc Thanh tra Giao thông.

5.Giảm số lượng Ðại biểu HÐND

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Theo luật mới, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sẽ giảm so với trước như tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có từ 1 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu HĐND; có trên 1 triệu dân sẽ được bầu tối đa 85 đại biểu (trước đây, Hà Nội và TPHCM được 105 đại biểu)... Các UBND xã, phường loại I hoặc II có không quá 2 phó chủ tịch; xã, phường loại III có một phó chủ tịch.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.