Các “ông lớn” môi giới vẫn khẳng định bản lĩnh trong dịch COVID-19

Các lễ mở bán của PropertyX luôn thu hút hàng ngàn khách hàng tham dự
Các lễ mở bán của PropertyX luôn thu hút hàng ngàn khách hàng tham dự
Thị trường bất động sản năm 2020 trải qua giai đoạn rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kéo theo lĩnh vực môi giới bất động sản cũng lao đao. Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn có nhiều doanh nghiệp bứt phá, vươn lên chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường lao dốc

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản phát triển với tốc độ khá nhanh trong 10 năm qua và giờ đang gặp khủng hoảng. Hơn nữa, khó khăn của thị trường không phải do đại dịch COVID-19 mà thực ra, bất động sản Việt Nam đã gặp một số trục trặc từ khi bước vào năm 2019.

Ông Đính dẫn số liệu, năm 2018, thị trường tăng trưởng mạnh với thành công từ số lượng nguồn cung ra thị trường, giao dịch thành công ấn tượng. Gần 200.000 sản phẩm bất động sản nhà ở được giao dịch thành công trên toàn thị trường Việt Nam trong năm, đây là con số lớn nhất so với các năm trước đó. Tuy nhiên đến năm 2019, con số giao dịch thành công đột ngột sụt giảm trên 30%. Đến năm 2020, thị trường càng lao dốc mạnh hơn. Theo ông Đính, nguyên nhân của việc sụt giảm bất ngờ về giao dịch, ngoài ảnh hưởng của dịch COVID-19 còn đến từ chính sách, pháp luật.

Báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cũng cho thấy, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động. Ngoài ra, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp.

Theo số liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 8 tháng đầu năm 2020, cả nước có 88.651 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2% so với cùng kỳ. Trong số này, có 13/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019. Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3 với lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm tới 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, nút thắt lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc hiện nay là pháp lý. Việc nguồn cung trên thị trường thời gian qua khan hiếm xuất phát từ câu chuyện ách tắc, vướng mắc thủ tục pháp lý, cũng như đình trệ bởi các hoạt động rà soát, thanh tra, kiểm tra nhiều năm nay.

Các “ông lớn” môi giới vẫn khẳng định bản lĩnh trong dịch COVID-19 ảnh 1

New Galaxy là dự án có sức hút lớn vừa được PropertyX giới thiệu ra thị trường

“Chỉ khi nào hoàn thiện pháp lý thì mới bàn tới câu chuyện chủ đầu tư tự phát triển, mua bán sáp nhập. Còn nếu dịch bệnh có qua đi mà vấn đề pháp lý chưa giải quyết triệt để, chưa “sạch” để triển khai thì câu chuyện khó khăn vẫn tiếp diễn. Dịch bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn trong ngắn hạn và sẽ được khống chế, trong khi nút thắt pháp lý không được tháo gỡ sẽ gây khó khăn cho thị trường trong dài hạn”, ông Khương nói.

Vẫn xuất hiện điểm sáng

Theo thống kê, trên cả nước có khoảng 1.000 sàn giao dịch bất động sản. Tính đến cuối năm 2018, có 300.000 môi giới hoạt động. Việc thị trường bất động sản khó khăn từ năm 2019 đến đầu năm 2020 đã khiến khoảng 10-15% các sàn giao dịch phải đóng cửa. Tuy nhiên, ghi nhận nửa đầu năm 2020 cho thấy, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sàn giao dịch đã đăng ký hoạt động mới.

Cuộc đua giành thị phần môi giới trên thị trường bất động sản đang ngày càng trở nên khốc liệt, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các tên tuổi mới. Hiện nay, các công ty môi giới phải có tiềm lực tài chính mạnh để không chỉ đặt cọc mà còn có thể bao tiêu sản phẩm, thậm chí hợp tác đầu tư thì mới có thể thuyết phục chủ đầu tư giao dự án cho bán.

Các “ông lớn” môi giới vẫn khẳng định bản lĩnh trong dịch COVID-19 ảnh 2

Các dự án do PropertyX phân phối luôn được đông đảo khách hàng đón nhận, bất chấp ảnh hưởng từ dịch COVID-19

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều công ty môi giới bất động sản được hình thành, tạo nên một thị trường sôi động. Nếu ở miền Bắc, nhắc đến môi giới phải kể đến Hải Phát Land, Đất Xanh Miền Bắc, CenLand… Còn ở TPHCM, thị phần môi giới nằm trong tay Công ty Cổ phần PropertyX, Tập đoàn Đất Xanh, Danh Khôi, Khải Hoàn Land… Trong đó, đáng chú ý là Công ty Cổ phần PropertyX - đơn vị thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh được đánh giá là công ty môi giới bất động sản hàng đầu tại TPHCM trong những năm qua. Đặc biệt, dù dịch COVID-19 làm cho nhiều công ty môi giới bị tê liệt nhưng PropertyX vẫn bứt phá ngoạn mục và vươn lên dẫn đầu thị phần trong 9 tháng đầu năm 2020. Là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị và phân phối bất động sản, PropertyX sở hữu đội ngũ 1.500 chuyên viên kinh doanh cùng hệ thống 9 sàn giao dịch quy mô tại TPHCM và khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Từ đầu năm đến nay, PropertyX phân phối thành công gần 5.000 sản phẩm căn hộ và đất nền ra thị trường, điển hình như dự án New Galaxy, Ho Tram Complex, Grand Center Quy Nhơn, Saigon Garden Riverside Village, Vĩnh Long Newtown, Bien Hoa New City…

Chia sẻ về lý do “vượt dịch” thành công và tiếp tục tăng trưởng mạnh, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc PropertyX cho biết: “Mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn tác động không nhỏ đến khách hàng và nhà đầu tư, nhưng bằng cách đồng hành cùng thị trường, tiên phong đưa ra những chính sách bán hàng hấp dẫn, giãn tiến độ thanh toán, các gói ưu đãi phù hợp… đội ngũ kinh doanh PropertyX chúng tôi vẫn bán hàng tốt và tự tin đứng top đầu thị trường phân phối bất động sản phía Nam”.

“Tiếp nối sứ mệnh cùng tầm nhìn chiến lược của Tập đoàn Hưng Thịnh, PropertyX tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng dành cho mọi nhà, tạo dựng một cộng đồng phát triển bền vững; đồng thời phát triển PropertyX trở thành đơn vị phân phối, kinh doanh bất động sản quy mô và chất lượng hàng đầu trên cả nước”, ông Nguyễn Nam Hiền nói.

MỚI - NÓNG