Các loại hạt bổ gan, thận, chữa bệnh

Các loại hạt bổ gan, thận, chữa bệnh
TPO - Hạt sen, hạt dẻ, hạt vừng là những loại hạt mang quen thuộc mang giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng không chỉ có thế, kết hợp với nhiều vị khác, những loại hạt này trở thành các bài thuốc đông y chữa bệnh ít tiền nhưng rất hiệu quả.

Hạt sen

Hạt sen còn có tên gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính ẩm, không độc, tăng cường vận hóa của tỳ, điều hòa dinh dưỡng toàn thân. Hạt sen có tác dụng mát tim, dưỡng khí, cầm tiêu chảy, chữa chứng tim đập nhanh, đi tiểu đục, bạch đới, băng huyết ở phụ nữ…

Hạt sen chữa bệnh thiếu máu: Hạt sen 50g, cá quả 300g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g. Cá quả hấp, gỡ thịt, ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ xay thành bột. Xương cá quả giã nhỏ, lọc 300ml nước nấu bột, khi cháo chín cho thịt cá quả vào. Bệnh nhân ăn mỗi ngày một lần lúc đói, ăn trong 10 ngày.

Hạt sen chữa mất ngủ: Hạt sen 40g, thảo quyết minh 40g, táo nhân 40g (sao đen). Tán nhỏ, hoàn thành viên bằng hạt ngô, sấy khô. Ăn ngày 2 lần, mỗi lần 20g.

Hạt sen chữa đau đầu: Hạt sen 20g, đậu đen 40g (sao chín), lá vông non 40g, thục địa 40g, lá dâu non 20g, vỏ núc nác (sao rượu). Tất cả các vị trên đem sao chín đồ lên, giã nhuyễn cho thêm đường, viên bằng hạt ngô, sấy khô. Ngày uống 2 lần mỗi lần 20g.

Hạt sen chữa tiêu chảy, phân sống: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, củ mài 50g, đường phèn 20g. Hồng xiêm non giã kỹ, đun sôi với 250ml chắt nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột cho vào nước hồng xiêm đun thành cháo, cho đường phèn vào, ăn lúc đói, chia 3 lần, ăn liên tục trong 3 ngày.

Hạt sen chữa bệnh giun kim: Hạt sen 50g, hạt cau 12g, hạt hướng dương 30g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30g, đường phèn 20g, cho 4 loại hạt đã xay nhỏ vào 250ml nước đun nhừ, cho đường vào, ăn ngày 3 lần, ăn trong 5 ngày.

Hạt sen chữa bệnh thời kỳ mãn kinh: Hạt sen 20g, gạo nếp 50g, mộc nhĩ trắng 50g, đường 30g. Mộc nhĩ thái nhỏ, hạt sen, gạo nếp xay bột cho 250ml nước đun sôi cho mộc nhĩ, đường quấy đều. Người bệnh ăn ngày một lần vào lúc chiều, lúc đói, ăn liền 7 ngày.

Hạt dẻ
Hạt dẻ. Ảnh: Internet

Hạt dẻ

Hạt dẻ chứa nhiều dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, tinh bột và còn có cả các vitamin A, B1, B2, C, D cùng với caroten.

Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo cho thêm đường trắng ăn mỗi ngày 1 lần để bổ thận, mạnh gân cốt.

Dùng hạt dẻ khô khoảng 30g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn 1 lần trước lúc ngủ để trị chứng suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt.

Dùng 30g hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, hoặc dùng 7 hạt dẻ tươi ăn vào buổi sang và tối để trị chứng thận hư, lưng nhức, tay chân mỏi ở người già.

Dùng 60g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2 3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày 1 lần để trị chứng hen suyễn, thận, khí hư ở người già.

Dùng hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 7 hạt để trị chứng viêm miệng, lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2.

Dùng 30g hạt dẻ, 12g phục linh, 10 quả đại táo, 60g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường trắng để trị chứng tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

Dùng 1,5g nhân hạt dẻ, nửa quả cà chua chín nghiền thành bột sền sệt, nấu chín cho trẻ em ăn để trị tiêu chảy rất tốt.

Hạt vừng
Hạt vừng. Ảnh: Internet

Hạt vừng

Vừng đen và vừng trắng đều dùng làm thuốc. Vừng có công dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, bổ dưỡng cơ thể, làm đen tóc. Những người tỳ hư yếu, đi đại tiển lỏng không nên lạm dụng vừng.

Chữa viêm khí quản mạn tính: 100g vừng, 50g gừng sống. Giã nát 2 vị trên, chắt lấy nước uống.

Chữa chứng ho khan: 120g vừng đen, 30g đường trắng, rang lẫn 2 vị trên để ăn dần.

Nhuận phế, nhuận tràng: 60-90g vừng trắng đem thành canh, cho thêm chút mật ong để ăn. Hoặc 60g vừng, 60g vừng, 60g táo tàu, 15g hạnh nhân. Ngâm nước các vị trên, đun chín đánh nhuyễn cho thêm đường để ăn.

Chữa chứng lao phổi: 250g vừng, 250g nhân hạt óc chó, 250g mật ong, vừng giã nát từng nhân hạt óc chó rồi trộn với mật ong, hoàn thành viên khoảng 9g. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Chữa chứng gan thận yếu, mắt mờ, da nhợt nhạt, táo bón: vừng đen, lá dâu tằm (bỏ cuống phơi sương xong phơi khô). Hai thứ lượng bằng nhau, xay thành bột, trộn mật ong, hoà thành viên. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6-9g. Dùng lâu dài không có hại gì.

Người yếu mệt sau ốm, táo bón, đau bụng, chân tay yếu: vừng đen rửa sạch, rang chín, giã nhỏ, cho thêm mật ong quấy đều. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10g. Dùng liên tục sẽ chóng bình phục.

Người đẻ thiếu sữa: vừng đen rang chín, giã nhỏ, cho thêm ít muối để ăn hoặc 250g vừng đen rang chín giã nhỏ cho thêm mật ong quấy đều. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10g. Dùng liên tục sẽ chóng bình phục.

Chữa chứng huyết áp cao: dùng vừng đen, đậu xanh lượng bằng nhau, rang chín, nghiền bột. Ngày uống với nước 2 lần, mỗi lần 50g.

Chữa chứng động mạch bị ứng, tim bị bọc mỡ: vừng vàng, táo tàu lượng bằng nhau. Vừng rang giã nhỏ. Táo tín gọt vỏ, bỏ hạt. Đánh nhuyễn táo trộn với vừng hoàn thành viên. ăn liên tục, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.

Trẻ em bị chốc đầu: vừng đen hoặc trắng sống xay thành cao đắp vào chỗ bị chốc.

BS Nguyễn Thị Thêu

Theo Viết
MỚI - NÓNG