Các công ty chip của Mỹ âm thầm vận động cho Huawei

Chính các công ty Mỹ vận động hành lang chính phủ Mỹ nới lệnh cấm đối với Huawei. Ảnh minh họa.
Chính các công ty Mỹ vận động hành lang chính phủ Mỹ nới lệnh cấm đối với Huawei. Ảnh minh họa.
TPO - Các nhà cung cấp chip cho Huawei, trong đó có Qualcomm và Intel, đang âm thầm gây áp lực cho chính phủ Mỹ để nới lỏng lệnh cấm bán hàng hóa cho người khổng lồ công nghệ Trung Quốc này, ngay khi chính bản thân Huawei tránh vận động hành lang chính phủ, một số nguồn thạo tin cho biết.

Một người thạo tin cho biết, các nhà điều hành từ các nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ như Intel và Xilinx đã tham dự một cuộc họp vào cuối tháng 5 với Bộ Thương mại Mỹ để thảo luận về những tác động khi Huawei bị đưa vào danh sách đen.

Lệnh cấm các nhà cung cấp Mỹ bán linh kiện cho Huawei, tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, mà không hề có sự phê chuẩn đặc biệt bởi lẽ chính phủ Mỹ cho rằng, vì nó thuộc về vấn đề an ninh quốc gia.

Một nguồn thạo tin khác cho biết, Qualcomm cũng đã thúc ép Bộ Thương mại Mỹ về vấn đề này.

Các nhà sản xuất chip cung cấp cho Huawei cho biết, bộ phận bán hàng cho các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy chủ thường sử dụng các linh kiện có sẵn và khó có thể gây ra mối lo ngại về bảo mật tương tự như thiết bị mạng của công ty công nghệ Trung Quốc.

“ Đây không phải là giúp Huawei, mà là giúp ngăn chặn các tác hại đối với các công ty Mỹ”, một nguồn tin cho biết.
 
Ngoài khoản tiền 70 tỷ USD mà Huawei chi cho việc mua linh kiện của các công ty Mỹ trong năm 2018, khoảng 11 tỷ USD nữa sẽ được chuyển về các công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Intel và Micron Technology nếu muốn tiếp tục bán chip cho Huawei nhằm phục cho các thiết bị phổ biến như điện thoại và đồng hồ thông minh.

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA) thừa nhận, họ đã thay mặt chính phủ Mỹ tổ chức các cuộc tham vấn với chính phủ để giúp họ hiểu về tác động của lệnh cấm đối với các công ty và tuân thủ nó.

Ông Keith Goodrich, Phó chủ tịch chính sách toàn cầu của SIA cho biết, đối với các công ty công nghệ không liên quan đến an ninh quốc gia thì không nên nằm trong phạm vi của lệnh cấm. Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm này đến chính phủ”, ông Goodrich nói.

Lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho Huawei được đưa ra ngay sau khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung kéo dài nhiều tháng chấm dứt mà không đạt được thỏa thuận. Mỹ luôn cáo buộc các công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, trộm cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ cưỡng bức. 

Tiếp đó, Google cũng tuyên bố sẽ ngừng bán bán phần cứng, phần mềm và dịch vụ kỹ thuật cho Huawei, trong đó có hệ điều hành Androids.

Cho đến nay, Intel, Xilinx và Qualcomm từ chối bình luận về thông tin này. Huawei đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Mexico, Andrew Williamson, phó chủ tịch phụ trách quan hệ công chúng của Huawei, cho biết công ty đã không yêu cầu ai vận động hành lang cho mình. Họ đã thực hiện những điều đó vì lợi ích của riêng họ, bởi lẽ Huawei là một trong những khách hàng lớn của họ.

Ông cho biết thêm, các nhà sản xuất chip cho biết rằng, việc cấm bán hàng cho Huawei có thể gây hậu quả thảm khốc đối với họ.

Broadcom, công ty không vận động hành lang Bộ Thương mại Mỹ, đã gây chấn động ngành sản xuất chip toàn cầu khi đưa ra dự báo rằng, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và lệnh cấm đối với Huawei sẽ làm giảm doanh thu của họ trong năm nay khoảng 2 tỷ USD.
 
Vài ngày sau khi lệnh cấm được đưa ra, Bộ Thương mại Mỹ đã  có một số nhượng bộ. Thông báo vào ngày 20/5 của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng, họ sẽ cung cấp giấy phép chung tạm thời cho phép Huawei mua hàng hóa của Mỹ để có thể giúp khách hàng hiện tại duy trì độ tin cậy của mạng và thiết bị.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.