Các chuyên gia chọn phương án 1 cho kỳ thi THPT

Các chuyên gia chọn phương án 1 cho kỳ thi THPT
TP - Trước phân vân chọn phương án nào cho kỳ thi quốc gia sắp tới, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, trước mắt nên chọn phương án 1 để thi nhưng lâu dài cần có phương án thi tích hợp nhiều môn.

Bên lề hội thảo “Cải cách giáo dục đại học Việt Nam 2014”, PV Tiền Phong phỏng vấn các chuyên gia về các phương án cho kỳ thi quốc gia sắp tới.

Theo GS Vũ Hà Văn (Đại học Yale, Mỹ), kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) là không cần thiết bởi một kỳ thi mà đỗ trên 99% thì kết quả không có ý nghĩa gì. 

“Vì thế, ta nên gộp lại thành một kỳ thi (thi tốt nghiệp THPT và thi đại học) để tiết kiệm kinh phí, giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và trường tuyển sinh. Tuy nhiên, kỳ thi như thế nào mới là vấn đề”, ông Văn nói. Với ba phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra, GS Vũ Hà Văn nói ông chọn phương án 1.

Theo GS Văn, phương án này đơn giản và không gây xáo trộn cho cả học sinh lẫn giáo viên. Với ba môn Toán, Văn, Anh văn bắt buộc là phù hợp, bởi một học sinh tốt nghiệp THPT cơ bản phải nắm vững kiến thức ba môn này. Riêng môn tự chọn, thí sinh chọn môn thi theo thế mạnh, phù hợp với ngành nghề và trường mà mình chọn thi.

Tuy nhiên, GS Văn cho rằng, nếu dùng một đề thi như thi đại học thì quá khó cho học sinh bởi không phải em nào cũng có năng lực giống nhau. Chính vì thế, cần có nhiều thang điểm để lọc ra thí sinh phù hợp.

“Lấy ví dụ, ở Mỹ có kỳ thi chung nhưng có nhiều thang điểm, dựa vào thang điểm đó, thí sinh có thể lựa chọn được trường phù hợp với mình và ngược lại, trường cũng chọn được thí sinh”, GS Văn nói.

GS Văn cho rằng, hai phương án còn lại quá phức tạp, gây khó khăn cho cả thầy lẫn trò. TS kinh tế Lương Hoài Nam cũng chọn phương án 1. Theo ông Nam, phương án 1 gần với cách thi truyền thống, trong khi thời gian chuẩn bị cho kỳ thi không còn nhiều và cả thí sinh lẫn giáo viên cần có thời gian chuẩn bị nếu thực hiện hai phương án còn lại.

Bà Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng cho rằng, nếu thay đổi thi cử trong năm 2015 thì nên chọn phương án 1. Nhưng phương án hai và ba mới là các phương án tối ưu, giúp đánh giá năng lực thí sinh qua các bài thi tích hợp. 

Tuy nhiên, do cách dạy và học hiện nay chưa thay đổi kịp nên không thể thực hiện ngay hai phương án này được, nhưng nên công bố phương án thi chính thức cho những năm tới. 

Ông Phạm Hùng Hiệp, nghiên cứu sinh tại khoa Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan, không chọn theo ba phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra. Theo ông, học sinh học xong lớp 12 coi như đã tốt nghiệp, vấn đề tuyển sinh còn lại nên giao cho các trường ĐH tự chủ động.

Bộ GD&ĐT vừa công bố ba phương án kỳ thi THPT quốc gia, trong đó phương án 1: mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn (trong 8 môn), trong đó có ba môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh văn. Môn còn lại tự chọn.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.