Bưu điện Ninh Thuận : Ký 19 hợp đồng gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng

Các bị cáo khai sai phạm do áp lực từ VNPT ?

Các bị cáo khai sai phạm do áp lực từ VNPT ?
TPO – Chiều hôm nay (14/4), quan chức thuộc ngành BCVT được gọi ra trước vành móng ngựa thuộc Bưu điện An Giang và Ninh Thuận. Hai đơn vị này được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là gây thiệt hại lớn nhất trong vụ án "tập đoàn" lừa đảo Nguyễn Lâm Thái.  
Các bị cáo khai sai phạm do áp lực từ VNPT ? ảnh 1
Nguyên giám đốc Bưu điện Ninh Thuận Nguyễn Hoàng Nhân. Ảnh : Nguyễn Thanh.

Căn cứ kết quả giám định ngày 07/4/2006 của giám định viên Bộ Tài Chính, đối chiếu với giá vật tư mà Bưu điện tỉnh Ninh Thuận đã ký ở 19 hợp đồng thì hậu quả thiệt hại cho Nhà nước là: 4.877.377.276 đồng.

Bị cáo Nguyễn Thái Hòa Bình (nguyên Phó giám đốc Bưu điện Ninh Thuận) trình bày, bị cáo đã không biết gì về chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến các hợp đồng và đã có phát hiện thấy việc ký nhiều hợp đồng với số tiền lớn như vậy là không bình thường, nhưng “Giám đốc đã “quyết” thì không thể làm khác”!.

Còn nguyên giám đốc Bưu điện Ninh Thuận Nguyễn Hoàng Nhân thì nói, bị áp lực bởi công văn 269 của VNPT, không thực hiện cũng không được. 

Theo bị cáo Nguyễn Hoàng Nhân, nếu các hợp đồng này có “vấn đề” thì sao hàng năm VNPT vẫn cử các đoàn Thanh tra, kiểm toán xuống mà lại không thấy những bất hơp lý từ các hợp đồng này. Do đó, Bưu điện Ninh Thuận cứ tiếp tục giao dịch với “tập đoàn” CIP.

Các bị cáo khai sai phạm do áp lực từ VNPT ? ảnh 2
Nguyễn Thái Hòa Bình, nguyên Phó giám đốc Bưu điện Ninh Thuận. Ảnh : Nguyễn Thanh

Để làm rõ quyền lực của “ông chủ” VNPT, bị cáo Nhân cho biết thêm, chi tiêu ở các Bưu điện tỉnh đều lệ thuộc vào nguồn chi rót từ VNPT xuống. Nếu thấy bất thường từ các hợp đồng đã ký với CIP thì VNPT phải có ngay chỉ đạo ngừng hoặc có biện pháp hạn chế thiệt hại, nhưng đằng này VNPT vẫn không có ý kiến gì. 

“Tôi mong muốn 33 bị cáo còn lại nguyên là cán bộ, lãnh đạo của 12 Bưu điện liên quan trong vụ án cũng cần được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như các bị cáo ở các Bưu điện khác. Tức, họ cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ xử phạt hành chính...  Các lãnh đạo ngành bưu điện không tư lợi trong các quyết định của mình thì nên xử lý hành chính, không nên truy cứu trách nhiệm hình sự!” – bị cáo Năng nói.

Bưu điện An Giang : Ký 30 hợp đồng gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng

Cơ quan tiến hàng tố tụng xác định Bưu điện An Giang đã ký mua ở 30 hợp đồng kinh tế với tổng trị giá là 13.108.304.000đ, gây thiệt hại là 10.342.302.050đ cho nhà nước

Bị cáo Bùi Trọng Khái, nguyên Phó giám đốc Bưu điện tỉnh An Giang nói,  thông thường, các gói thầu có giá trị lớn mới tổ chức đấu thầu, còn giá trị nhỏ dưới 100 triệu đồng thì không cần thiết. Khi trả lời câu hỏi của một luật sư về vấn đề kết quả giám định thiệt hại của Bộ Tài chính? Khái đề nghị HĐXX cho đi giám định lại các kết quả đó, vì không chính xác.

Để bảo vệ lập luận này, Khái nhắc lại lời của ông Tổ trưởng tổ giám định trong buổi ra trước tòa làm chứng vào ngày 11/4: ông này tự nhận mình và đơn vị của mình không nắm rõ kỹ thuật, đồng thời các mặt hàng chuyên dụng này không do nhà nước quản lý nên rất khó để đưa ra mức giá sàn để xác định mức độ thiệt hại. Hơn thế, vị Tổ trưởng này còn cho biết, các kết quả này chỉ để cơ quan điều tra tham khảo, còn việc kết luận thiệt hại bao nhiêu là do cơ quan điều tra.

LS Nguyễn Văn Tám, bào chữa cho Nguyễn Trọng Khái cho rằng, theo luật tố tụng hình sự thì các bị cáo có quyền xem kết luận của bản giám định, nhưng tại phiên tòa này những bị cáo đã đồng loạt “kêu” không được cơ quan điều tra giải thích về quyền lợi này và không được xem kết quả kiểm định. 

Ngày mai (15/4), phiên tòa tạm nghỉ vì ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương.

Bưu điện tỉnh An Giang :

Từ tháng 5/2000 - 10/2004, đã ký 30 hợp đồng kinh tế với 7 doanh nghiệp (DN): Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Sao sáng 2 hợp đồng, Công ty TNHH Phát triển xây dựng Công trình Sao Đỏ 10 hợp đồng, Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật điện tử 5 hợp đồng, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ quảng cáo Sao Bắc 2 hợp đồng, Công ty TNHH Sách và thiết bị văn hoá xã 6 hợp đồng, Công ty TNHH Siêu điện tử HPT 3 hợp đồng và Công ty Cổ phần thương mại XNK Hồng Hà 2 hợp đồng để mua bán các loại vật tư thiết bị với tổng trị giá 13.230.140.000đ (gồm 12.027.400.000đ tiền hàng và 1.202.740.000đ VAT) 

Bưu điện tỉnh An Giang đã thanh toán số tiền ở các hợp đồng trên bằng uỷ nhiệm chi về tài khoản và tiền mặt cho các cá nhân của các Công ty TNHH nêu trên. Quá trình ký và thực hiện 30 hợp đồng kinh tế mua các loại vật tư thiết bị nêu trên, các cá nhân liên quan ở Bưu điện tỉnh An Giang đã làm trái các quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Căn cứ kết quả giám định ngày 26/12/2006 của Bộ Tài chính, kèm theo giá chi tiết chủng loại thiết bị tại Bưu điện tỉnh An Giang được xác định tại các báo cáo kết quả giám định ngày 12/4/2006 và báo cáo kết quả giám định ngày 28/7/2006 của Giám định viên Bộ Tài chính, đối chiếu với giá bán trên thị trường trong nước của từng loại vật tư thiết bị mà Bưu điện An Giang đã ký mua ở 30 hợp đồng kinh tế với tổng trị giá là 13.108.304.000đ, đã gây thiệt hại là: 10.342.302.050đ cho nhà nước.

Trong đó các bị can Phan Thanh Xiếu (đã chết), Bùi Trọng Khái, Đào Phú Mỹ và Võ Hữu Thanh đã có hành vi làm trái các quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bưu điện tỉnh Ninh Thuận :

Theo Quyết định số 153/QĐ-ĐTPT/HĐQT ngày 25/4/2001 và Quyết định số 409/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/9/2002 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là tập đoàn VNPT) về việc ủy quyền quyết định đầu tư thì giám đốc Bưu điện tỉnh Ninh Thuận được ủy quyền quyết định đầu tư dự án đến 500 triệu đồng. 

Từ tháng 5/1999 đến 4/2005 Nguyễn Hoàng Nhân nguyên giám đốc, Nguyễn Thái Hòa Bình nguyên phó giám đốc, Trần Ngọc Minh phó giám đốc, Nguyễn Duy Lẩu nguyên trưởng phòng kế hoạch - đầu tư, Đỗ Chí Thiện nguyên phó phòng kế hoạch - đầu tư, Nguyễn Văn Hùng nguyên kế toán trưởng, Lê Hoài Chương, Tô Phương Hoa nguyên phó phòng kế toán - tài chính Bưu điện tỉnh Ninh Thuận và ông Huỳnh Ngọc Sơn giám đốc Bưu điện huyện Ninh Phước - Ninh Thuận đã ký 19 hợp đồng kinh tế với 5 công ty TNHH gồm: Công ty công nghệ mới điện tử tin học (3 hợp đồng), công ty phát triển xây dựng công trình Sao Đỏ (2 hợp đồng), công ty siêu điện tử HPT (2 hợp đồng), công ty Sách và thiết bị văn hóa xã Hà Nội (7 hợp đồng), công ty TM kỹ thuật điện tử (5 hợp đồng) để đầu tư, mua sắm các loại vật tư thiết bị với tổng giá trị là 5.933.400.000 đồng (đã có thuế VAT).

Toàn bộ số tiền này Bưu điện Ninh Thuận đã thanh toán cho các công ty trên, trong đó, thanh toán tiền mặt 4.567.100.000 đồng, chuyển khoản qua ngân hàng là 1.366.300.000 đồng. Quá trình ký kết 19 hợp đồng trên, các cá nhân liên quan ở Bưu điện tỉnh Ninh Thuận đã làm trái các quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư và quy chế đấu thầu là: ký hợp đồng đầu tư, mua sắm trang thiết bị không có quyết định đầu tư, Bưu điện Ninh Thuận không thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chỉ định thầu mua thiết bị nhưng không thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của quy chế đấu thầu; không có báo giá chào hàng, biên bản nghiệm thu bàn giao có trước khi ký hợp đồng.

Hợp đồng kinh tế do phó giám đốc ký không có giấy uỷ quyền bằng văn bản của giám đốc; có 13/19  hợp đồng không có quyết định đầu tư và 3/19 hợp đồng chưa quyết toán vốn đầu tư. Hành vi làm trái các quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư và quy chế đấu thầu trong việc ký kết 19 hợp đồng trên của các bị can đã gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản của nhà nước. 

Căn cứ kết quả giám định ngày 07/4/2006 của giám định viên Bộ Tài Chính, đối chiếu với giá vật tư mà Bưu điện tỉnh Ninh Thuận đã ký ở 19 hợp đồng thì hậu quả thiệt hại cho Nhà nước là: 4.877.377.276 đồng.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.