Bún... quát !

Bún... quát !
TPO - Biết tôi mới về Hà Nội, cô bạn muốn đãi món bún chua rất đặc biệt. Quán khá nổi tiếng vì món ngon thật và ông chủ cũng rất oách với phong cách phục vụ có một không hai trên thế giới: quát khách. Khách đến ăn thường xuyên gọi đùa là "bún quát".
Bún... quát ! ảnh 1
Hình minh họa. (blog.360.yahoo.com)

Những năm trước đây, tôi đã từng chứng kiến buổi sáng đi mua hàng ở Hà nội. Nếu chỉ xem mà không mua thì cô chủ xinh đẹp đang cười tươi như hoa bỗng trở mặt, đồ khốn, xéo đi cho người ta nhờ.

Chưa đợi khách đi khỏi, người ta đã đốt hương vẩy ba vòng và khấn vái "ba hồn chín vía". Bây giờ, các cô bán hàng đỡ mắng khách trước mặt nhưng họ vẫn đốt vía sau lưng nếu bạn không mua hàng.

Mấy năm về trước, một bà bán chân giò chợ Sinh Từ có phong cách khá độc đáo. Chân giò dọc mùng của bà thật tuyệt. Ai ăn một lần đều nhớ. Mua về nhà để nhắm rượu, ăn tại chỗ đều thấy ngon. Lâu tôi không qua, không hiểu bà còn bán ở đó không.

Bà mắng khách xa xả như mắng giúp việc. Khách nói lắp bắp, không rõ ràng, hoặc xin đổi cái chân giò khác ít mỡ hơn. Thế là bà tuôn ra một tràng các loại ngôn từ được chọn lọc theo kiểu riêng của bà : "sao mắt chột rồi à, mỡ ở đâu, chỉ có mặt nhà chị mới nhiều mỡ". Thật lạ, người ta vẫn xám lăn vào hàng của bà để mua. Miếng ăn ngon nên người ta quên mất bị mắng.

Tưởng đã chục năm trôi qua, chuyện mắng khách không còn.

Biết tôi về Hà nội, cô bạn muốn đãi món bún chua rất đặc biệt. Quán khá nổi tiếng vì món ngon thật và ông chủ cũng rất oách với phong cách phục vụ có một không hai trên thế giới: quát khách. Khách đến ăn thường xuyên gọi đùa là "bún quát".

Vào cửa hàng thấy ông chủ mặt đỏ phừng như đang chuẩn bị đánh nhau hơn là mời khách đến ăn. Ông hỏi chúng tôi như quát lũ ăn xin :

- Mấy người, ăn gì ?

- Dạ ăn bún ạ.

- Sao lại chỉ ăn bún, hai chim quay nhé ?

- Bọn em không thích chim quay.

- Thế thì ăn cái mẹ gì, hai nộm nhé, ba ken (Heneken) nữa.

- Đang giờ làm việc chúng em không uống bia.

- Uống coca nhé ?

Thế rồi bất kể khách đồng ý hay không, ông ghi luôn vào tờ giấy nhầu nhĩ những món khách gọi và kể cả món khách không hề muốn đặt. Chỉ vì món bún chua ngon nên ai cũng đồng ý để cho qua và kệ cho lão ấy quát hay ép mua những món mình không thích.

Quán đông nghịt vào buổi trưa. Rất nhiều nam thanh nữ tú từ những văn phòng sang trọng quanh đó ra thưởng thức. Trông cách ăn mặc cũng biết toàn dân có học. Người ta còn phải xếp hàng mới có chỗ ngồi. Thấy chủ hét lác người nhà, quát khách thì đám người đến ăn lại thấy vui hơn là buồn. Các cô các bà thấy ổng văng bậy lại cười khúc khích. Mấy chàng thanh niên còn đế thêm vào cho rôm rả.

Trong quán ầm ầm như cái chợ vỡ nên ai cũng phải hét to mới có thể nghe được đối tác nói gì. Người phục vụ chạy bàn kêu các món trong bếp bắng cách thét thật to, hai bia nhé, thêm bốn nộm lợn, mang bát ra đây, thiếu hai đôi đũa, nước mắm nhanh lên.

Khách muốn gọi thêm món ăn, nếu đợi chủ đến hỏi chắc sẽ đợi đến "mồng thất" nên cách gây chú ý tốt nhất là hét toáng lên. Ông chủ ơi, thêm hai chim nhé, cho hai cốc nào. Chủ lại hét người giúp việc và người giúp việc hét người nấu bếp. Một quán bé tý mà chủ khách tớ hét dây chuyền để điều khiển lẫn nhau.

Khách thanh toán tiền mới thấy sự im lặng lạ lùng giữa chủ và khách. Có lẽ khách đã no vì bún ngon, kể cả món "hét" thú vị không có trong thực đơn và tiền ông chủ thu cũng đã khá nên hai bên cùng thỏa mãn.

Trong kinh doanh ăn uống, nếu khách đến một lần rồi xa mãi mãi, nghĩa là dịch vụ đó đóng cửa. Thật lạ, cửa hàng bún chua trên lại thuê tiếp gian hàng bên cạnh để mở rộng. Cũng có thể chủ khách vì "mê hét" nên đã làm nên thương hiệu "bún quát". Văn hóa ẩm thực của ta thật độc đáo, có một không hai trên thế giới.

Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới, vào nơi rất sang trọng như Sydney, New York, ngồi vỉa hè ở miền Đông Timor hay Camphuchia nghèo khổ. Nhưng tôi chưa thấy ở đâu chủ cửa hàng quát mắng, lườm nguýt hay đốt vía đuổi khách như ở ta.

Hình như đó là văn hóa được người mua lẫn người bán chấp nhận. Người bán đã quen thời bao cấp vì có hàng nên vẫn cho mình là chủ. Người mua thì đã quen xếp hàng vẻ cam chịu. Vì một chút ăn ngon hay lợi lộc người ta có thể nhắm mắt làm ngơ, kệ những gì ngang trái trong đời.

Thời nay, văn hóa "mua bán" cũng đã tốt hơn nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn rơi rớt kiểu nhà hàng "chủ quát, tớ thét, khách hét". Nếu mấy món kia được trình bày trang trọng với kỹ thuật nấu nướng của bà chân giò hay anh "bún quát", được phục vụ một cách có văn hóa ở một nơi sạch sẽ thì những món dân dã trở thành thương hiệu.

Lý thuyết "4Ws+1H" nên được những người "mua bán" ở các quán ăn hiểu một cách thấu đáo: When, Where, Who, What and How much. Nghĩa là ăn lúc nào, ở đâu, với ai, ăn cái gì và giá là bao nhiêu. Nếu chỉ lo "ăn cái gì" thì hoàn toàn không đủ vì thời ta đói khát cũng đã qua rồi.

Ở thế kỷ 21 này, văn hóa ẩm thực cần có đủ những yếu tố "4Ws+1H" trên.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Ý kiến bạn đọc

Huyền, Email: ....@yahoo.com

Tôi đã từng chứng kiến Bún - Quát

Xin cám ơn bài viết của bạn đọc, tôi đã từng ăn ở Bún-Quát. Thật kinh khủng với cách tiếpđón khách của ông chủ quán. Bất kể là ai cứ vào ăn quán là ông ta hỏi với cái giọng rất hách dịch giống như người ta đến quán để được ăn từ thiện ấy.

Ông ta có lời lẽ ăn nói vô cùng mất lịch sự. Chỉ một lần duy nhất và sẽ không bao giờ tôi bước chân vào quán đó hay giới thiệu bạn bè của mình đến quán đó nữa.

Vu Quynh, Email: ....76@yahoo.com

Tôi đã từng đứng dậy bỏ đi khỏi cửa hàng ấy

Tôi cũng không lạ gì cái món bút quát và ông chủ quán khó tính ấy. Suy cho cùng, kiểu phục vụ giống thời bao cấp, coi thường khách hàng ấy cũng không nên tán dương làm gì.

Ông bà ta đã có câu: miếng ăn là miếng nhục. Mình có tiền, đi ăn quán mà bị mắng xơi xơi thế thì ngon lành gì nữa. Tôi đã từng đứng dậy bỏ đi khỏi cửa hàng ấy sau khi gọi món vì không thể chịu nổi thái độ hách dịch của nhà hàng (từ chủ đến nhân viên phục vụ).

Miếng ăn ngon không chỉ là hợp khẩu vị mà còn cần rất nhiều yếu tố, trong đó có văn hóa bán hàng.

Dang Hoang Tien, Email: ...dien@yahoo.com

Toi da tung di rat nhieu noi va cung da vao rat nhieu quan an o Thu do cua chung ta nhung toi chua bao gio gap mot quan nao ky la den vay.Cau noi "Khach hang la thuong de" chac khong bao gio ton tai o quan nay.

Toi nghi chac cac khach hang den day an chi vi su to mo chu thuc ra o dat Ha Thanh dau co thieu nhung quan an ngon ma phong cach phuc vu lai ky quac den vay.

Ngay truoc la sinh vien toi chi bi chu quan "Com SV" nhac nhe khi no lau tra chu nhu bai bao nay toi thay to mo va ngac nhien qua.

Neu co dip ve Ha Noi chac toi se ghe qua quan nay duy nhat mot lan chi vi su to mo chu khong quan trong la "BUN QUAT" nay co ngon nhat nhi the gioi hay la mon "Son hao hai vi" doc nhat di nua.

Mong cac ban co nhieu dip vao quan hay gop y cho chu quan neu co quat thi quat dan ta thoi chu neu quat khach du lich nuoc ngoai ma ho lai ranh Tieng Viet thi Thu do ta se mat di rat nhieu diem tot trong con mat ban be quoc te day.

Tran Trung Tin, Email: ...duyen@yahoo.com

Toi song o nuoc ngoai nhieu nam ,va cung doc bao Tienphong Online hang ngay o internet, rat hoan nghenh nhung viec ma bao dua len bao de danh thuc nhung ong ba chu quan tuong minh la thuong de, va lam mat di,hinh anh tot dep ve nep song van hoa dan toc VN.

Mong Quy Bao nen dua nhung vu mat van hoa nay len bao de du luan phe binh, gop y xay dung. Cam on Toa Soan  Tien Phong Online.

Le Trung Hieu, Email: ...sa@yahoo.com

Nguoi VN ta co cau Tieng chao cao hon mam co, the tai sao co nhung nguoi lam kinh te ma lai khong y' thuc ve van hoa dan toc Viet, nhung hanh xu thieu van hoa phai duoc cham dut, cam on Toa Soan.

Khách hàng, Email: ...tvn@yahoo.com

Đây là kiểu kinh doanh rất vô văn hoá. Bản thân tôi không bao giờ vào ăn những hàng quán loại này. Nếu có trót không biết mà đến mà gặp cảnh này thì tôi quay bước đi luôn. Không hiểu sao lối hành xử vô văn hoá như thế mà một số người vẫn thấy có thể chấp nhận được!!!

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.