Bức tranh có từ thời Phục Hưng của danh họa Cimabue, tình cờ được phát hiện trong góc bếp ở Pháp, đã được đấu giá thành công cho một người mua nước ngoài.
Theo Guardian, chính phủ Pháp đã chặn việc đưa ra nước ngoài bức tranh của danh họa Cimabue, vốn được phát hiện một cách tình cờ trong nhà bếp của một cụ bà đầu năm nay và được bán với giá 24 triệu euro (26,6 triệu USD) cho nhà sưu tập nước ngoài.
Bức họa có tên Christ Mocked (Chúa bị nhạo báng) của danh họa nổi tiếng người Italy thế kỷ 13 - Cimabue - được treo hàng thập kỷ trong bếp của một căn nhà gần Compiegne, phía bắc Paris, trước khi được phát hiện bởi một nhà định giá tình cờ có mặt ở đó để xem đồ nội thất.
Gia chủ cũng như các thành viên gia đình khác không hề để ý tới báu vật này và luôn nghĩ rằng nó là một bức tranh cũ từ Nga. Rất có thể nó đã bị cho vào sọt rác nếu không nhờ sự phát hiện của người định giá.
Sau buổi đấu giá vào tháng 10, một nhà sưu tập tư nhân ở Mỹ đã có được nó với mức giá tương đương 26,6 triệu USD, trở thành bức tranh thời trung cổ đắt nhất mọi thời đại.
Bức họa có tên Christ Mocked (Chúa bị nhạo báng) của danh họa nổi tiếng người Italy thế kỷ 13 - Cimabue - được treo hàng thập kỷ trong bếp của một căn nhà gần Compiegne, phía bắc Paris, trước khi được phát hiện bởi một nhà định giá tình cờ có mặt ở đó để xem đồ nội thất.
Gia chủ cũng như các thành viên gia đình khác không hề để ý tới báu vật này và luôn nghĩ rằng nó là một bức tranh cũ từ Nga. Rất có thể nó đã bị cho vào sọt rác nếu không nhờ sự phát hiện của người định giá.
Sau buổi đấu giá vào tháng 10, một nhà sưu tập tư nhân ở Mỹ đã có được nó với mức giá tương đương 26,6 triệu USD, trở thành bức tranh thời trung cổ đắt nhất mọi thời đại.
Sau buổi đấu giá hồi tháng 10, bức Christ Mocked của Cimabue chính thức trở thành tác phẩm thời trung cổ đắt giá nhất lịch sử. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, chính phủ Pháp tuần này đã xếp hạng bức tranh vào loại "báu vật quốc gia" và từ chối cho phép đưa nó ra nước ngoài. Động thái này cũng cho phép chính phủ thời gian 30 tháng để gây quỹ nhằm chuộc lại bức tranh. Bộ Văn hóa Pháp cho biết họ sẽ làm việc để có thể sở hữu bức tranh, qua đó đưa nó vào bộ sưu tập các tác phẩm khác của Cimabue - trong đó có bức tranh cao 4 mét Santa Trinita Maesta - đang được trưng bày tại viện bảo tàng Louvre ở Paris. Bộ trưởng Văn hóa Franck Riester nhận định lệnh cấm xuất cảnh bức tranh "sẽ cho chúng tôi thời gian để huy động mọi nỗ lực để giữ lại kiệt tác này, làm giàu cho bộ sưu tập quốc gia". 800 người đã tham dự cuộc đấu giá diễn ra hồi tháng 10 ở Senlis, phía bắc nước Pháp. Sau màn đấu giá kịch tính, người thắng cuộc không được tiết lộ nhưng bức họa được cho là thuộc về một nhóm các nhà sưu tập người Chile ở Mỹ, những người đang sở hữu bộ sưu tập Alana với nhiều tác phẩm thời Phục Hưng Italy. Cũng có thông tin cho biết nhóm các nhà sưu tập này đã đánh bại mức trả giá của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York. Bức họa tí hon với kích thước 26x20 cm ban đầu được định giá từ 4 đến 6 triệu euro, nhưng khi phiên đấu giá kết thúc, nó được bán với cái giá lên tới 19,5 triệu euro, và mức giá cuối cùng khi cộng thêm các khoản phí là 24 triệu euro. AFP đưa tin bà cụ chủ nhà, vốn hơn 90 tuổi khi bức tranh được phát hiện, đã qua đời ngay sau khi nó được bán đấu giá. Động thái mới đây nhất của chính phủ Pháp sẽ làm phức tạp thêm quá trình sở hữu số tiền thu về của các thành viên còn lại trong gia đình, vì thương vụ sẽ bị hoãn lại trong vòng 30 tháng tới.
Theo Theo Zing