BOT chuyển phí thành giá: Kiểm soát chặt, lưu ý lợi ích của dân

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải
TPO - Liên quan đến việc chuyển từ thu phí sang thu giá BOT, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý đến việc kiểm soát trong việc tăng giá, đồng thời phải chú ý đến lợi ích của nhân dân địa phương.

Chiều ngày 23/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao đổi với PV về những vấn đề liên quan đến việc đổi tên từ “thu phí” thành “thu giá” BOT.

Theo ông Hải, sự thay đổi này là vấn đề liên quan đến thuật ngữ và cũng liên quan đến luật. Giá hay phí là để bù đắp chi phí đầu tư và phải đúng thẩm quyền. “Việc này khi Ủy ban Thường vụ giám sát tôi cũng tham gia, phải chú ý đến lợi ích của nhân dân địa phương, có phương án tính toán hợp lý lợi ích của 2 phía, nhà đầu tư và của người sử dụng”, ông Hải nói.

Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cũng cho rằng, thực tế có lộ trình chuyển từ phí sang giá để áp dụng theo cơ chế thị trường. Tức là nó phải vận động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu. Trong cơ chế thị trường nhà đầu tư cũng phải tính toán.

“Khi làm cao tốc Bắc – Nam, tôi có đề xuất phải tính giá theo từng thời kỳ chứ không tính theo giai đoạn dài để phù hợp với tốc độ phát triển”, ông Hải cho hay.

Trước lo ngại nhà đầu tư lạm dụng tăng quá mức, ông Hải cho rằng, dù là cơ chế thị trường nhưng nhà nước phải có sự kiểm soát, đặc biệt với những hàng hóa mang tính dịch vụ công cộng như BOT giao thông.

“Trước hết Bộ GTVT phải có trách nhiệm vì là người quản lý ngành giao thông, rồi kế đền là Bộ Tài chính… Tất cả đều phải có sự kiểm soát dù theo cơ chế thị trường. Bản thân người tiêu dùng cũng có quyền lựa chọn và phải có ý kiến chứ không nên áp đặt”, ông Hải bày tỏ.

Trước đó, trao đổi với PV, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, khái niệm “thu phí” mang tính chất nhà nước, còn bây giờ xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá. Mặt khác, phí liên quan tới HĐND, Quốc hội quyết định, còn giá do doanh nghiệp cung cấp, vì BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên cần điều chỉnh lại cho chính xác.

Khi chuyển qua “thu giá” thì sẽ giảm giá, để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm. Việc chuyển đổi tên trạm “thu phí” thành trạm “thu giá” BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn.

Về nguyên tắc, theo ông Thể, sản phẩm của doanh nghiệp nhưng mình có điều tiết theo thị trường. Chính phủ, bộ, ngành họp và Quốc hội yêu cầu xem xét, tức là mình phải điều tiết để đảm bảo lợi ích nhà đầu tư và hài hoà lợi ích người dân. Không phải sản phẩm anh làm ra là tự ấn định giá mà phải ký hợp đồng với bộ để giám sát điều này.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).