Nhiều người dân quận 2 và quận 6 cho biết, đường Võ Văn Kiệt - đại lộ Đông Tây có tổng vốn đầu tư gần 15 nghìn tỷ đồng đưa vào sử dụng cuối năm 2011, nhưng nhiều đoạn đã bị ngập trắng.
Hàng loạt tuyến đường khác vừa hoàn thành nâng cấp nhưng tình trạng ngập úng vẫn tái diễn, như đường Bà Hom (quận 6), Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận). Đường dẫn lên cầu Chợ Cầu (đường Quang Trung) được sửa tới, sửa lui đến 6 lần nhưng đến nay vẫn ngập.
Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước (Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước), hệ thống thoát nước ở TPHCM chỉ đạt 30% so với yêu cầu.
TPHCM đã cử nhiều cán bộ, chuyên gia sang Bangkok (Thái Lan) để học tập. Trung tâm chống ngập có đề xuất 4 hành động cần được tập trung thực hiện, trong đó đề xuất 2 và 3 thực hiện trước.
Cụ thể, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và quy trình ứng phó, nâng cao năng lực dự báo mưa lũ tiến tới thực hiện dự báo theo thời gian thực. Việc dự báo sớm các trận lụt từ 6 đến 48 giờ giúp TPHCM chủ động hơn trong công tác điều phối hoạt động ứng phó.
Ngoài ra, TPHCM sẽ thiết lập quy trình vận hành hồ chứa đa mục tiêu, tăng cường khả năng điều tiết lũ cho các hồ chứa bằng cách đưa quy định về dung tích phòng lũ nhằm vừa đảm bảo mục tiêu kiểm soát lũ thượng nguồn và mục tiêu về kinh tế của các hồ chứa (Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa, Đại Ninh...).
Đề xuất số 2 đã và đang được Đại học Quốc gia TPHCM, Trung tâm chống ngập và Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ phối hợp thực hiện.
Mưa tầm tã gây úng ngập cục bộ Hà Nội - Cơn mưa lớn kéo dài từ 17h đến 19h chiều qua (23-5) gây úng ngập cục bộ một số nơi ở Hà Nội. Theo số liệu của Cty Thoát nước Hà Nội, lúc 19h30, tổng lượng mưa đo được tại điểm đo tại Vân Hồ là 43mm. Tại thời điểm mưa, đã xảy ra một số vị trí úng ngập và ứ đọng nước chưa thoát kịp như: Nguyễn Đức Cảnh Lê Trọng Tấn, Thái Thịnh, Thái Hà… với mức độ sâu từ 0,15m đến 0,2m. Đây là những điểm úng ngập đã được dự kiến trong mùa mưa năm 2012. Đến 20h cùng ngày, các điểm úng ngập cơ bản đã rút hết nước. |