Bốc đúng thuốc

0:00 / 0:00
0:00
TP - Dự án “treo”, công trình chậm tiến độ, thậm chí “đắp chiếu” từ năm này qua năm khác tại nhiều địa phương trong cả nước đang gây bức xúc cho toàn xã hội ít nhiều đều liên quan đến các nhà thầu thi công.

Nhiều năm qua, các công trình chậm tiến độ, đặc biệt là dự án đầu tư công đã dần trở nên phổ biến tại nhiều địa phương và thành căn bệnh trầm kha, không chỉ gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân mà còn làm đội vốn ngân sách, lãng phí thất thoát nguồn lực của quốc gia. Khơi thông các “điểm nghẽn” nói trên để các dự án đang “đắp chiếu”, thi công “rùa” không trở thành những “cục máu đông” gây tắc nghẽn cả nền kinh tế là một trong những yêu cầu và đòi hỏi hết sức bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, xử lý kiên quyết đối với các dự án chậm tiến độ bằng cách “trảm” và sau đó cấm cửa hàng loạt nhà thầu thi công công trình như một số nơi đang thực hiện cũng tạo ra nhiều lo ngại. Bởi lẽ, đối với các nhà thầu yếu kém năng lực, cố tình chây ì thì việc xử lý mạnh tay, thay thế bằng nhà thầu khác có kinh nghiệm và trách nhiệm hơn để đẩy nhanh tiến độ thi công là cần thiết và không có vấn đề gì phải bàn cãi, băn khoăn. Thế nhưng, thực tế, tại không ít công trình, dự án trọng điểm, việc chậm tiến độ còn do tổ hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng bởi dịch bệnh, biến động của giá sắt thép, vật liệu xây dựng… khiến các nhà thầu càng làm càng lỗ, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản. Đó là chưa nói nhiều công trình thi công rùa là do năng lực quản trị dự án yếu kém của chủ đầu tư; do chậm trễ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương, do thủ tục rườm rà và cả những thủ thuật “đá bóng trách nhiệm” của các cơ quan chức năng, dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài.

Nhiều ý kiến cho rằng thay đổi nhà thầu là việc chẳng đặng đừng và không phải là sự lựa chọn khôn ngoan nếu như nhà thầu bị thay thế là đơn vị có năng lực bởi lẽ quá trình chuyển đổi mất rất nhiều thời gian, trong khi vấn đề chính cần giải quyết là đưa công trình đi vào khai thác càng sớm càng tốt nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế và đời sống. Kiên quyết hơn đối với các dự án chậm tiến độ là hết sức cần thiết song không phải cứ công trình “đắp chiếu” là lôi nhà thầu ra xử.

Cần thiết phải làm rõ lý do vì sao chậm, vướng ở đâu và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan để có biện pháp giải quyết phù hợp. Nói cách khác, các cơ quan có thẩm quyền cần chẩn đoán đúng bệnh, bốc đúng thuốc và dùng đúng liều... thì việc chữa trị căn bệnh chậm tiến độ của các dự án, công trình đầu tư công mới hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.