Bộ Văn hóa đề nghị nghệ sĩ minh bạch hoạt động từ thiện, không quảng cáo bừa

0:00 / 0:00
0:00
Đàm Vĩnh Hưng một trong những người nổi tiếng đang được yêu cầu minh bạch, công khai số tiền kêu gọi ủng hộ từ thiện
Đàm Vĩnh Hưng một trong những người nổi tiếng đang được yêu cầu minh bạch, công khai số tiền kêu gọi ủng hộ từ thiện
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, trong đó không chỉ có quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, rộng hơn là quy tắc ứng xử trong công tác xã hội, trên mạng xã hội và truyền thông.

Trước thực trạng nhiều lùm xùm về phát ngôn, hành động của nghệ sĩ bị công chúng lên án, có dấu hiệu vi phạm và thậm chí bị Bộ TT&TT xử phạt thời gian qua, Bộ VHTTDL soạn thảo và lấy ý kiến Bộ Quy tắc ứng xử người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm 3 chương, 11 điều.

Quy tắc ứng xử chung đối với nghệ sĩ: Thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động nghệ thuật và các quy định pháp luật có liên quan; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Giữ gìn đạo đức, hình ảnh, tác phong, uy tín của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Đề cao trách nhiệm cá nhân, chọn lọc, tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin văn minh, hiệu quả.

Ban soạn thảo đưa ra các quy tắc ứng xử riêng ở từng lĩnh vực. Nổi bật như Quy tắc trong công tác xã hội, nghệ sĩ phải có trách nhiệm: công khai, minh bạch thông tin trong các hoạt động xã hội, tích cực đóng góp cho cộng đồng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong Nhân dân. Phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hoá trong xã hội đến cộng đồng.

Tham gia hoạt động quảng cáo, nghệ sĩ phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về cộng dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hoá đúng quy định của pháp luật về quảng cáo.

Không đăng tải, lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng.Bộ cũng đưa ra quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội. Nghệ sĩ phải trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm, không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, trái thuần phong mỹ tục khi tham gia hoạt động báo chí, truyền thông và mạng xã hội.

Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây ảnh hưởng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.

Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ, khuyến khích họ tích cực sáng tạo những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị tư tưởng và thẩm mỹ. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp. Có trách nhiệm bảo vệ, lan tỏa những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp; đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục, hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp tới cộng đồng.

Một số Quy tắc khác như ứng xử với đồng nghiệp, nghệ sĩ cần đoàn kết, tương thân, tương ái trong hoạt động nghệ thuật và cuộc sống; và không thực hiện các hành vi cổ súy, bày tỏ quan điểm, bình luận gây mâu thuẫn, công kích, bài xích, cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với công chúng, nghệ sĩ cần tôn trọng, tận tâm cống hiến, đúng mực, lịch sự, thân thiện, lắng nghe ý kiến đóng góp của khán giả để hoàn thiện bản thân.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.