Bộ trưởng Thăng phê bình Chủ tịch Đường sắt Việt Nam

Ngành đường sắt đang đứng trước hàng loạt cải cách, hứa hẹn sẽ mang lại sự lột xác về sản xuất kinh doanh, chất lượng phục vụ.
Ngành đường sắt đang đứng trước hàng loạt cải cách, hứa hẹn sẽ mang lại sự lột xác về sản xuất kinh doanh, chất lượng phục vụ.
Nhận được chỉ đạo rà soát, sửa đổi điều lệ doanh nghiệp cho phù hợp với quy định mới, song lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt lại chưa thực hiện với lý do "chưa tìm thấy nội dung cần sửa đổi.

Bộ trưởng Giao thông vận tải - Đinh La Thăng vừa có công văn gửi Tổng công ty Đường sắt, trong đó nghiêm khắc phê bình Chủ tịch Trần Ngọc Thành vì không thực hiện chỉ đạo trước đó của Bộ về sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp theo Nghị định 175/2013 của Chính phủ.

Văn bản được ký sau khi Bộ trưởng nghe báo cáo của Tổng công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 7/2014. Lý do được lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra cho việc không sửa đổi là chưa tìm thấy nội dung cần sửa.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt làm tròn trách nhiệm của mình, trong đó có nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ đạo, quyết định của chủ sở hữu, phân định rõ chức năng quản lý của Hội đồng thành viên và chức năng điều hành của Tổng giám đốc.

Trao đổi với VnExpress sau khi nhận văn bản, Chủ tịch Hội đồng thành viên Trần Ngọc Thành cho biết ông không muốn phân bua, bao biện gì về sự việc nêu trên. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho biết sẽ cho rà soát kỹ hơn nữa điều lệ, nghị định để tiến hành công tác sửa đổi, bổ sung như yêu cầu.

Theo ông, Tổng công ty đường sắt từ trước đến nay luôn chấp hành nghiêm chỉnh, triển khai một cách nghiêm túc các yêu cầu của cơ quan quản lý. Thời gian gần đây, ngành đường sắt có nhiều cải tiến để chứng minh quyết tâm đổi mới. Trong năm nay, Tổng công ty sẽ tiến hành tái cơ cấu và tiến tới cổ phần 24 công ty thành viên vào cuối năm 2015, thoái vốn tại 14 công ty cổ phần, thay đổi hoàn toàn tổ chức hoạt động, đổi mới hình thức kinh doanh và cung cách phục vụ.

"Ngoài việc cung cấp wifi miễn phí, ngành đường sắt sắp tới sẽ cải cách hàng loạt như hành khách không còn phải kéo vali đi hàng trăm mét nữa mà sẽ được đi thẳng tới cửa toa. Việc mua vé sẽ tiện lợi hơn vì người dân có thể đặt vé, thanh toán tại nhà qua mạng...", Chủ tịch Hội đồng thành viên Trần Ngọc Thành nói.

Theo Nghị quyết mới ban hành của Hội đồng thành viên, Tổng công ty Đường sắt đã chuẩn bị phương án tái cơ cấu cho các công ty thành viên như sau:

Về khối vận tải, gồm hai công ty đường sắt Hà Nội và đường sắt Sài Gòn, lộ trình tái cơ cấu sẽ diễn ra hai bước và hoàn tất trước 31/12/015. Cùng với Công ty TNHH Xe lửa Dĩ An, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm cũng sẽ được cổ phần hóa trong năm 2015. Trước đó, đơn vị này sẽ nhận sáp nhập Xí nghiệp Cao su Đường sắt và tách khỏi Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội

Ngoài ra, 20 công ty chuyên quản lý kết cấu hạ tầng cũng sẽ được cổ phần hóa hàng loạt từ nay đến cuối 2015. Riêng với các thành viên còn lại như Báo Đường sắt, Trung tâm Y tế, Trường Cao đẳng Nghề đường sắt, phương án được đưa ra là giữ nguyên mô hình như hiện nay, nhưng tiến tới tự chủ về tài chính.

Hội đồng thành viên cũng đưa ra phương án thoái vốn tại các công ty cổ phần tư vấn, xây dựng đã đầu tư, giảm dần xuống dưới 30% vốn điều lệ tại các đơn vị này.

Theo Thanh Bình - Chí Hiếu

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.