Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Địa phương chú trọng chính sách cử tuyển

3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tỉ lệ lao động qua đào tạo rất thấp.
3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tỉ lệ lao động qua đào tạo rất thấp.
TPO - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin: "Tỷ lệ trong độ tuổi lao động qua đào tạo 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh rất thấp, đạt gần 18,3% (thấp hơn 4,8% so với tỷ lệ chung cả nước). Cá biệt, Hà Tĩnh chỉ có 4 thí sinh người dân tộc trúng tuyển vào ĐH, CĐ".

Phát biểu tại Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáng nay (22/12), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê năm 2020, tỷ lệ nhân lực trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo ở những vùng đồng bào dân tộc, miền núi đạt 10,8%, trong khi trung bình của cả nước là 23,1%.

Một số nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức dưới 3%, thậm chí có những nhóm dân tộc thiểu số gần 100% lao động chưa qua đào tạo.

Riêng 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, tỷ lệ trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt gần 18,3% (thấp hơn 4,8% so với tỷ lệ chung cả nước). Nhân lực trình độ ĐH đạt khoảng 8,3% (thấp hơn 1% so với tỷ lệ chung cả nước). Trong đó, cá biệt như Hà Tĩnh, chỉ có 4 thí sinh người dân tộc trúng tuyển vào ĐH, CĐ (chiếm tỷ lệ 0,07%).

Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, tại 3 tỉnh nêu trên, số thí sinh là người dân tộc trúng tuyển vào ĐH, CĐ năm 2019 thấp hơn mức trung bình chung của cả nước.

Riêng 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, tỷ lệ trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt gần 18,3% (thấp hơn 4,8% so với tỷ lệ chung cả nước). Nhân lực trình độ ĐH đạt khoảng 8,3% (thấp hơn 1% so với tỷ lệ chung cả nước). Cá biệt như Hà Tĩnh, chỉ có 4 thí sinh người dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chất lượng nguồn nhân lực là rào cản rất lớn trong phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cả nước.

Ông đề nghị, các tỉnh rà soát kỹ thực trạng thừa thiếu, chất lượng từng loại nhân lực của từng huyện, xã, thôn, bản theo từng ngành, từng lĩnh vực. Từ đó, xây dựng đề án phát triển nhân lực vùng đồng bào dân tộc, thiểu số của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Các địa phương cần tính toán cụ thể nhu cầu từng loại nhân lực của huyện, xã, thôn, bản trong từng giai đoạn cụ thể, trên cơ sở đó các trường sẽ tiến hành đào tạo, đào tạo lại nhân lực cho địa phương. Không nên đặt vấn đề thành lập thêm trường đại học tại địa phương vì hiệu quả không cao, khó thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao.

“Nên phối hợp với các cơ quan chủ quản để rà soát, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng hiện có đảm bảo phù hợp, tránh chồng chéo ngành nghề, cạnh tranh lẫn nhau ngay trên cùng một địa bàn, khu vực”, ông nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo 3 tỉnh tham khảo các giải pháp, như: thực hiện hiệu quả chính sách “cử tuyển”. Vì đây là chính sách quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, cần lựa chọn, giám sát chặt chẽ các trường hợp tham gia chính sách này, phải thực sự cần thiết, xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các huyện, xã, thôn, bản tránh lãng phí nguồn lực.

MỚI - NÓNG