Bộ trưởng Giao thông yêu cầu các địa phương xem xét lại việc cấp giấy đi đường

0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp trực tuyến về tạo thuận lợi cho vận tải biển và dịch vụ logistics.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp trực tuyến về tạo thuận lợi cho vận tải biển và dịch vụ logistics.
TPO - Sáng 17/9, tại cuộc họp trực tuyến về tạo thuận lợi cho vận tải biển và dịch vụ logictics, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã nói như vậy. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề nghị các địa phương tạo điều kiện tối đa để hoạt động hàng hải thông suốt, duy trì hiệu quả chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh.

Cũng trong cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đội ngũ lao động tại cảng biển, thuyền viên và các đối tượng làm việc tại doanh nghiệp sản xuất liên quan đến dây chuyền xuất nhập khẩu hàng hóa.

Theo ông Thể, đây đều là những đối tượng đã được Chính phủ đưa vào đối tượng được ưu tiên tiêm phòng và là lực lượng quan trọng để duy trì chuỗi lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo đà duy trì và phát triển kinh tế.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Các địa phương cũng cần xem xét lại vấn đề cấp giấy đi đường. Hoạt động tại cảng biển là đặc thù, để duy trì được phải có đủ lực lượng từ hải quan, cảng vụ, y tế, lái xe, đại lý giao nhận đến công nhân,… Tỷ lệ cấp giấy đi đường phải đạt mức 70 - 80% để đảm bảo đủ nhân lực tham gia khai thác tại khu vực cảng chứ không thể chỉ ở mức 10 - 20% như hiện nay”.

Hiện, Bộ GTVT cũng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức giao thông, tổ chức hoạt động vận tải trong tình hình mới khi các địa phương nới lỏng giãn cách.

Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tạo điều kiện hơn nữa cho công tác thay thế thuyền viên, nhất là những người đã được tiêm vắc xin.

“Nếu cần thiết, địa phương có thể thành lập tổ công tác xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ lực lượng thuyền viên trước khi xuống tàu. Nếu không có cơ chế mở, tâm lý của thủy thủ sẽ chịu tác động rất lớn nếu phải ở trên tàu dài ngày, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa”, Bộ trưởng nói.

Liên quan đến đề xuất giảm phí hoạt động cho tàu, thuyền tại khu vực cảng biển, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, trên cơ sở kiến nghị của Bộ GTVT, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 32 trong đó miễn giảm nhiều loại phí trong lĩnh vực GTVT (trong đó có hàng hải). Các loại phí hàng hải liên quan thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT cũng đã được đưa xuống ở mức sàn trong suốt thời gian vừa qua.

Riêng với phí hạ tầng tại cảng biển, bộ trưởng đánh giá cao thành phố Hồ Chí Minh đã lùi thu phí trong khoảng 6 tháng. Ông Thể đề nghị TP Hải Phòng cần nghiên cứu, có cơ chế, chính sách chia sẻ khó khăn với DN; Đặc biệt, đối với đường thủy cần nghiên cứu không thu hoặc thu với phí phù hợp mức độ ảnh hưởng, tác động lên hạ tầng của hàng hóa.

“Bộ GTVT cam kết sẽ chỉ đạo, kiểm tra hàng ngày toàn bộ hoạt động của các cảng, bất cứ nội dung nào vướng mắc liên quan đến vận tải, DN cần phản ảnh ngay đến đường dây nóng để Bộ GTVT đôn đốc xử lý ngay lập tức. Chốt nào vướng mắc Bộ sẽ làm việc ngay với địa phương đó, tuyệt đối không để ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến hàng hóa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng Cty Hàng hải VN (VIMC) cho biết, hiện đơn vị đang có 78 tàu biển hoạt động trong nước và quốc tế với khoảng khoảng 4.000 thuyền viên. Thế nhưng số lượng sỹ quan thủy thủ được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mới chỉ được 10%.

Chung cảnh ngộ, ông Dương Ngọc Tú, Phó Tổng Giám đốc Cty vận tải biển Vinaship cho biết, tàu của đơn vị này chủ yếu cập ở cảng biển Quảng Ninh để làm hàng. Thế nhưng, hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quy định người từ ngoại tỉnh vào phải có giấy xét nghiệm PCR còn hiệu lực và đáp ứng tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.