Bố trí hàng loạt 'siêu thiện xạ' bảo vệ tê giác quý hiếm

Lực lượng xạ thủ bảo vệ tê giác tại khu bảo tồn Borana của Kenya. Nguồn: BBC.
Lực lượng xạ thủ bảo vệ tê giác tại khu bảo tồn Borana của Kenya. Nguồn: BBC.
Tại khu bảo tồn Borana của Kenya, chính quyền đã đề ra hàng loạt các biện pháp mới để bảo vệ loài tê giác khỏi bị tuyệt chủng bởi các tay săn bắn trái phép, những kẻ luôn tìm cách chiếm lấy những chiếc sừng của chúng để bán với cái giá rất cao.

Ít ai nghĩ rằng ở châu Phi thời tiết lại có thể lạnh giá, nhưng trên cao nguyên Laikipia của Kenya thì điều đó lại là sự thực. Những làn mây dày đặc che phủ núi Kenya, vậy nên khi bóng tối bao trùm, nhiệt độ giảm nhanh chóng.

Hầu hết người dân nước này đều không dám ra ngoài đường vào buổi tối do thời tiết lạnh giá đó, nhưng một số xạ thủ được trang bị đầy đủ vũ khí vẫn phải nằm trên cỏ để quan sát và bảo vệ 3 chú tê giác đứng cách đó khoảng 100 m. Với khoảng cách này, những xạ thủ nọ hoàn toàn có thể bắn chết những chú tê giác, lấy sừng của chúng để bán lấy số tiền tương đương với lương cả năm của họ.

Nhưng họ không làm vậy, bởi họ là các xạ thủ được lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh huấn luyện đặc biệt để bảo vệ tê giác khỏi những kẻ săn trộm. Họ sẽ bắn hạ bất cứ ai chạm vào những chú tê giác mà họ đang phải bảo vệ.

“Kể cả là bạn bè hay thành viên trong gia đình chúng tôi đi nữa, nếu người đó tới để giết tê giác, tức là người đó đang ăn cắp tài sản của toàn cộng đồng. Và tôi sẽ buộc phải bắn vào đầu họ” - một trong những xạ thủ trả lời BBC.

Trước đây ở Kenya, có khoảng 200.000 con tê giác từng sinh sống. Nhưng con số đó nhanh chóng giảm xuống còn 200 trong những năm 1980, và đến nay, nhờ các hoạt động bảo tồn ở những nơi như Borana, con số này lại tăng lên khoảng 600.

Michael Dyer, một cựu binh sỹ đặc nhiệm đến từ nước Anh để huấn luyện các tay súng địa phương, sau đó cho phép họ được quyền sử dụng các loại vũ khí sát thương cao để bảo vệ loài tê giác. Ông nói rằng, trước đây khu bảo tồn Borana có tới 90 cá thể tê giác, nhưng giờ chỉ còn có 17, dù rằng đội ngũ cảnh sát khu bảo tồn của ông luôn nỗ lực hết sức.

Các đội ngũ xạ thủ này phải quản lý 102 con tê giác, nhưng khi họ phát hiện những kẻ săn trộm, họ không bắt giữ chúng. Họ thậm chí không cần phải yêu cầu những kẻ này buông vũ khí và đầu hàng, mà thay vào đó là tiêu diệt ngay lập tức. Tính đến nay, đội ngũ mà ông Dyer quản lý đã tiêu diệt 19 kẻ săn trộm.

Dyer nói rằng đó cách thức an toàn nhất khi đối mặt với những kẻ săn trộm đang phải đối mặt với 25 năm tù giam nếu bị phát hiện săn trộm tê giác.

Đối với những tay săn trộm, những kẻ có thể nhận được khoản tiền lên tới 21.000 USD cho 9 kg sừng tê giác, và sau đó giá bán có thể tiếp tục đội lên tới 570.000 USD, thì chúng sẽ sẵn sàng liều mạng chống trả lực lượng bảo vệ vì công việc này.

“Loài tê giác đã tồn tại trên hành tinh này từ 5 triệu năm trước” - Dyer nói -“Nếu chúng ta không bảo vệ chúng, vậy thì ai sẽ làm điều đó?”

Và cộng đồng địa phương, những cộng đồng được hưởng lợi từ du lịch sinh thái, cũng đồng tình với quan điểm đó.

“Những tay săn trộm là những kẻ xấu. Đôi lúc chúng tôi bắt gặp chúng trong thị trấn. Từ gốc gác những kẻ nghèo khổ, chúng nhanh chóng trở nên giàu có. Nhưng chúng tôi không cho chúng tiêu tiền đó ở đây mà thường buộc chúng phải rời đi” - một người dân địa phương nói.

Bất chấp những lời kêu gọi đến từ giới Hoàng gia và người nổi tiếng trên khắp thế giới, rất nhiều người đến giờ vẫn có ý nghĩ ngây ngô rằng sừng tê giác có thể chữa được mọi bệnh tật, từ bệnh gan cho tới ung thư… Vậy nên mọi con tê giác đang sống ở Lewa hay khu bảo tồn Borana đều có thể trở thành mục tiêu bất cứ lúc nào. Điều đó đồng nghĩa rằng, chúng cần được bảo vệ 24/7.

Dyer cho biết, ngày nay những kẻ săn trộm còn sử dụng loại xe Boda bodas - một loại xe máy giá rẻ nhập từ Trung Quốc - để chạy trốn. Nhiều kẻ còn sử dụng chúng để chở các nhóm săn trộm tới nơi có tê giác, bên trên chất đầy vũ khí.

Mọt khi con tê giác bị bắn hạ, những kẻ săn trộm sẽ áp sát, cưa sừng của chúng từ sọ. Ngày nay, một xu hướng mới của những kẻ này là lột cả da phần đầu gắn cùng sừng tê giác để bán được với giá cao hơn. Dyer cho hay, một số tay trộm giờ đã biết cách tránh lực lượng xạ thủ bảo vệ, bằng cách không sử dụng súng mà chuyển sang dùng cung hoặc nỏ có tên tẩm độc để hạ gục tê giác một cách lặng lẽ.

Trong năm 2014, một số lượng tê giác khổng lồ lên tới 1.215 con đã bị giết hại ở Nam Phi để lấy sừng và cũng có 42 kẻ săn trộm bị tiêu diệt bởi lực lượng xạ thủ bảo vệ và cảnh sát. Cuộc chiến này đến nay vẫn âm thầm tiếp diễn, chủ yếu là do một lòng tin ngây ngô của một số người dân châu Á cho rằng sừng tê giác chữa được bệnh ung thư.

Theo Theo VnTinnhanh
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.