Bộ GD&ĐT sẽ tham khảo dư luận về đề án một kỳ thi quốc gia

 Thứ trưởng Bùi Văn Ga công bố chủ trương về kỳ thi quốc gia với báo chí. Ảnh: An Ninh Thủ Đô
Thứ trưởng Bùi Văn Ga công bố chủ trương về kỳ thi quốc gia với báo chí. Ảnh: An Ninh Thủ Đô
TPO - Chiều 10/7, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo kết thúc đợt thi đại học năm 2014. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ này đang xây dựng đề án một kỳ thi quốc gia, nhằm 2 mục đích xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, sẽ đưa ra tham khảo dư luận trong thời gian tới.

Trong cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, toàn quốc có 141 trường đại học tổ chức thi đợt một và 141 trường tổ chức thi đợt hai.

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi đại học cả 2 đợt là 1.529.435; số thí sinh đến dự thi là 1.190.546, đạt tỷ lệ 77,84%, tăng 0,24% so với năm 2013. Trong hai đợt thi, các trường đại học đã huy động 156.293 lượt cán bộ tham gia làm công tác thi.

“Đánh giá chung công tác tổ chức thi tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc; không khí trường thi trật tự, an toàn. Các Hội đồng thi kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những vi phạm Quy chế“- Lãnh đạo Bộ cho biết.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, trong cả hai đợt thi đại học năm nay, cả nước có 226 thí sinh bị xử lý kỷ luật; trong đó, khiển trách 50; cảnh cáo 5; đình chỉ thi 171, đến muộn không được dự thi 14 (cả hai đợt thi đại học năm 2013, cả nước có 333 thí sinh bị xử lý kỷ luật; trong đó, khiển trách 62; cảnh cáo 17; đình chỉ thi 254; đến muộn không được dự thi 6).

Đề thi

Bộ GD&ĐT khẳng định, đề thi đại học của cả hai đợt được bảo mật an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển tới các Hội đồng thi, các điểm thi, phòng thi.

Theo báo cáo của Hội đồng tuyển sinh các trường đại học và đánh giá ban đầu của các chuyên gia, của dư luận xã hội cũng như của thí sinh dự thi, đề thi đại học của các môn thi có nội dung nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, phù hợp với thời gian làm bài, vừa sức với đa số thí sinh.

Đề thi đã ra theo hướng đánh giá năng lực, kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học để xử lý những vấn đề thực tiễn, đồng thời có khả năng phân hoá được trình độ thí sinh.

Đặc biệt, đề thi các môn Lịch sử, Địa lí, Anh văn được đánh giá cao ở chỗ lồng ghép các nội dung có tính thời sự liên quan đến chủ quyền biển đảo, giải pháp tạo công ăn việc làm cho giới trẻ... 

Tuyển sinh riêng đã phát huy hiệu quả

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, năm nay có 62 đề án tuyển sinh riêng của các trường được xác nhận phù hợp với Quy chế, các trường đã triển khai các đề án tuyển sinh riêng theo kế hoạch. Bước đầu quy định tuyển sinh riêng đã phát huy hiệu quả tích cực, một số ngành tuyển sinh riêng đã thu hút được một số lượng lớn thí sinh xin đăng ký xét tuyển.

“Từ những kết quả bước đầu đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng đề án một kỳ thi quốc gia nhằm 2 mục đích (xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) và sẽ đưa ra tham khảo dư luận trong thời gian tới“- lãnh đạo Bộ cho biết thêm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.