Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung Sổ tay phòng dịch trong trường học

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 23/2, Bộ GD&ĐT vừa sửa đổi, bổ sung (lần 2) Sổ tay bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học, ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022.

Nội dung sửa đổi, bổ sung này dựa trên Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/2 của Bộ Y tế gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.

Sổ tay cung cấp các nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn của hiện hành của Bộ Y tế, Bộ GDĐT và Tổ chức Y tế thế giới.

Sổ tay bao gồm các nội dung chính như sau: Thông tin chung về dịch Covid-19; Các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học; Các biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Đáng chú ý, Sổ tay sẽ hướng dẫn cụ thể về trường hợp bệnh (ca bệnh), trường hợp bệnh nghi ngờ (ca bệnh nghi ngờ), trường hợp tiếp xúc gần (F0, F1) để các nhà trường có hướng xử trí phù hợp, đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, sổ tay cũng sẽ hướng dẫn về việc tổ chức ăn bán trú của học sinh trong các nhà trường khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp để đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp, khi lớp học có học sinh F0, cán bộ y tế trường học và tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó.

Một số hiệu trưởng băn khoăn về quy định khi một học sinh F0 phải xét nghiệm cả lớp, gây tốn kém và thực sự không hợp lý. Nếu tình trạng học sinh là F0 ngày càng nhiều như thời điểm này thì cả trường công, trường tư đều không thể có đủ ngân sách để thực hiện.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, diễn biến dịch bệnh phức tạp đã làm số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trong các nhà trường. Một số địa phương đã phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để phòng dịch.

Tính hết ngày 22/2, cả nước có hơn 2,5 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải dừng học trực tiếp do COVID-19.

Thông tin chi tiết về Sổ tay bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học xem TẠI ĐÂY.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.