Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm về cử nhân thất nghiệp

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận những yếu kém trong chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận những yếu kém trong chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng
TPO - Sáng nay 11/6, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, trước thực trạng hàng chục ngàn cử nhân thất nghiệp mỗi năm, nhiều Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.    

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, vấn đề sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm liên quan thị trường việc làm và nhiều yếu tố khác. “Tuy nhiên, Bộ và các cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng khái thừa nhận.

Nêu các nguyên nhân của thực trạng này, Bộ trưởng Luận cho biết, trách nhiệm của Bộ là trong thời gian dài mô hình giáo dục, đào tạo chỉ chú trọng quy mô, số lượng mà chưa chú ý đúng mức chất lượng. Nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi cử chủ yếu xuất phát từ khả năng hiện có của nhà trường mà chưa chú ý, hoạt động thiết thực đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thứ ba, quy trình mở trường, cấp phép hoạt động còn thiếu các quy định chặt chẽ, chưa chú trọng nhu cầu thực tế của xã hội của địa phương. Chương trình đào tạo chưa theo kịp phát triển của thực tế; nhẹ thực hành, chưa chú trọng kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, hoạt động xã hội.

Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm về cử nhân thất nghiệp ảnh 1

Hàng năm có hàng chục ngàn cử nhân thất nghiệp

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, những yếu kém trên dẫn đến quy mô tuyển sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng lên, nhưng chất lượng đào tạo còn thấp vì vậy không đáp ứng.

Nêu các giải pháp cải thiện tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã hạn chế thành lập các đại học cao đẳng, cải tiến quy trình cấp phép thành lập và hoạt động, khắc phục tình trạng có tường được thành lập nhưng chưa có cơ sở vật chất, chưa có thầy cô mà đã có chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo.

Bộ đã điều chỉnh chỉ tiêu 200 sinh viên/một vạn dân cho phù hợp với khả năng quy mô của mạng lưới giáo dục, đào tạo. Rà soát các mạng lưới cơ sở đại học, dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp cơ sở mới. Tạm dừng bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm. Công bố các chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành. Công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng lên các phương tiện đại chúng để các nhà tuyển dụng lao động xem xét, xã hội giám sát… - Bộ trưởng Luận nêu hàng loạt giải pháp.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.