Bộ Công an yêu cầu lực lượng ứng phó mưa lũ, sạt lở

Bộ Công an yêu cầu lực lượng ứng phó mưa lũ, sạt lở
TPO - Bộ Công an vừa ra công điện yêu cầu các lượng lượng công an, cảnh sát các tỉnh miền núi phía Bắc bám sát diễn biến mưa lũ, sạt lở đất và sẵn sàng mọi phương án cứu hộ khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

Ngày 12/7, Bộ Công an có công điện gửi Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN), công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên; Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông.

Lãnh đạo Bộ Công an nhận định, những ngày qua, tại các tỉnh vùng núi phía Bắc đã xảy ra mưa lớn kéo dài trên diện rộng gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, sập đổ nhà, tắc nghẽn, chia cắt giao thông tại một số khu vực, thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình. 

Theo đó, Bộ Công an yêu cầu các đơn vị trên nghiêm túc chỉ đạo chính quyền địa phương ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất khi mưa, lũ để cảnh báo cho các hộ dân biết.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sơ tán nhân dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Huy động lực lượng, phương tiện giúp dân khắc phục hậu quả và công tác cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Bố trí lực lượng để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm. Kiên quyết không cho người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn trụ sở cơ quan, nơi giam giữ do Bộ Công an quản lý; các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm… do lực lượng Công an canh gác, bảo vệ. Chủ động triển khai phương án bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của Công an các đơn vị, địa phương để tránh thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

Theo ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đến sáng 12/7, mưa lũ và sạt lở đất những ngày qua đã làm chết 13 người, mất tích 1 người ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Hòa Bình.

Đến nay, đã có 175 nhà bị hư hại, hơn 50 nhà phải di dời; gần 520 ha lúa, hơn 40 ha hoa màu bị thiệt hại, nhiều tuyến đường giao thông, cầu cống bị hư hỏng....với ước tính thiệt hại gần 30 tỷ đồng.



MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.