Bộ ba quyền lực mới của thế giới

Bộ ba quyền lực mới của thế giới
Tờ kinh tế La Tribune (Pháp) mới đây nhận xét đã có thời gian người ta nói nhiều đến bộ ba Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Bộ ba này một thời được xem là những động lực kinh tế của thế giới đến cuối những năm 1980. Nhưng từ những năm 1990, cùng với thời điểm chấm dứt Chiến tranh Lạnh, bốn chuyển đổi kinh tế lớn đã tạo nên một thế giới mới xoay quanh một bộ ba mới - gồm Mỹ, Eurozone và Trung Quốc.

Bộ ba quyền lực mới của thế giới

Tờ kinh tế La Tribune (Pháp) mới đây nhận xét đã có thời gian người ta nói nhiều đến bộ ba Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Bộ ba này một thời được xem là những động lực kinh tế của thế giới đến cuối những năm 1980. Nhưng từ những năm 1990, cùng với thời điểm chấm dứt Chiến tranh Lạnh, bốn chuyển đổi kinh tế lớn đã tạo nên một thế giới mới xoay quanh một bộ ba mới - gồm Mỹ, Eurozone và Trung Quốc.

Bộ ba quyền lực mới của thế giới ảnh 1
 

Bốn chuyển đổi kinh tế lớn đó là: Thứ nhất, sự suy yếu của Nhật Bản sau sự xuống dốc của chỉ số Nikkei và tình trạng bong bóng đầu cơ bất động sản những năm 1990-1991. Nhật Bản hiện đang theo đuổi mô hình kinh tế "lợi nhuận mới" độc đáo hòng thu lợi nhuận từ việc đổi mới công nghệ với các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài (ở châu Âu, Mỹ thông qua Trung Quốc) và cho phép đảm bảo mức sống thoải mái đối với bộ phận dân số "già".

Thứ hai là sự chuyển đổi của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hướng tới công nghệ cao, nhờ vào dòng lao động nhập cư đến từ Mỹ Latinh và châu Á, hai cộng đồng năng động nhất về đầu tư và đổi mới. Bong bóng bất động sản ở Mỹ xì hơi năm 2007 - sau cuộc khủng hoảng tài chính gây hậu quả bất lợi đối với thế giới - chỉ là hậu quả gián tiếp trước tham vọng kinh doanh kiếm tiền của một bộ phần dân số Mỹ trong khoảng 20 năm. Đó cũng là dấu hiệu kết thúc chu trình một nửa thế kỷ kinh tế Mỹ góp phần hỗ trợ đà tăng trưởng của thế giới.

Thứ ba là sự nổi lên của Trung Quốc đối đầu với Mỹ, với điểm nhấn là việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 11/2001 và duy trì đà tăng trưởng cao trong nhiều năm nhờ vào xuất khẩu và tăng trưởng tiêu dùng nội địa do tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Sắp trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới (có thể vào năm 2030), Trung Quốc hiện không còn là một nước đang phát triển nữa, mà là một siêu cường với 4 cực trung tâm phát triển rất mạnh (Bắc Kinh-Thiên Tân, Thượng Hải-Nam Kinh, Thâm Quyến-Quảng Châu, Trùng Khánh) và một khu vực nông thôn đang trên đường đô thị hóa nhanh.

Thứ tư là việc hình thành Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với thời điểm ban đầu là một liên minh chính trị xoay quanh trục Paris-Bruxelles-Berlin. Dĩ nhiên, Eurozone chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện sinh, vốn ngày càng lộ diện là một cuộc khủng hoảng tăng trưởng phải vượt qua. Thách thức lớn nhất với Eurozone là dần phải có đủ các cơ cấu sức mạnh (quốc phòng, chính sách đối ngoại), đồng thời tăng cường tính chính đáng của các thể chế lãnh đạo khu vực này.

Người ta thấy rõ bốn xu hướng này tạo nên một thế giới mới xoay quanh một bộ ba mới - gồm Mỹ, Eurozone, Trung Quốc - cả trên bình diện kinh tế lẫn tài chính và tiền tệ. Trong lĩnh vực tiền tệ, đó là khả năng chuyển hướng sự cân bằng tiền tệ thế giới, đang thực sự phụ thuộc vào tầm quan trọng có tính hệ thống và chiến lược của một khối mang tính khu vực.

Quanh bộ ba mới này tập hợp các chủ thể khác ít quan trọng hơn, mà người ta có thể gọi là "vành đai ảnh hưởng thứ hai", như khu vực kinh tế Eurasie với vai trò của Nga, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nam Mỹ với vai trò của Brazil, tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực đại Trung Đông mở rộng từ Iran đến Ai Cập.

Một trật tự các cường quốc lớn kiểu mới hay các cực kinh tế lớn dần hình thành. Đến lúc, Nam Mỹ với 500 triệu dân có thể sẽ vươn lên tốp đầu, nằm trong vành đai chính, song điều đó còn phụ thuộc vào vai trò ảnh hưởng của cường quốc khu vực là Brazil.

Ấn Độ cũng có thể hy vọng đóng vai trò chính trong hàng chục năm tới. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng kinh tế của nước này còn yếu hơn so với Trung Quốc, và mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng (Pakistan, Bangladesh) còn căng thẳng. Về phần châu Phi, cũng cần tìm ra con đường hội nhập kinh tế và chính trị của châu lục này, một điều kiện tiên quyết để có thể khai thác tối ưu các lợi thế tài nguyên và dân số của châu lục.

Theo Nh.Thạch
La Tribune, petrotimes

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.