Bỏ án tử hình tội tham ô, nhận hối lộ: Nên hay không?

Bỏ án tử hình tội tham ô, nhận hối lộ: Nên hay không?
TP - Rất nhiều đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, chưa nhất trí việc bỏ hình phạt tử hình đối với các tội tham ô, nhận hối lộ trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự (BLHS) khi thảo luận ở tổ chiều 7/11.
Bỏ án tử hình tội tham ô, nhận hối lộ: Nên hay không? ảnh 1
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội). Ảnh: Hồng Vĩnh

Dự thảo luật  này đề nghị bỏ hình phạt tử hình ở 17/29 tội danh trong BLHS.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS lần này xác định quan điểm hạn chế phạm vi áp dụng của hình phạt tử hình, theo đó chỉ áp dụng hình phạt này đối với một số ít các tội đặc biệt nghiêm trọng, thực hiện dã man, tàn bạo, mất nhân tính hoặc việc phạm tội là mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

“Việc bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm cụ thể nêu trên là cần thiết” - Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) phát biểu. Nhưng bà Khánh băn khoăn với việc bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, “Tội tham ô tài sản”, “Tội nhận hối lộ”.

Theo bà Khánh, việc bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh này hiện nay là chưa phù hợp, như ý kiến của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Chủ nhiệm đoàn Luật sư TPHCM, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng cho biết: “Bỏ án tử hình là xu hướng chung của cả thế giới, bỏ là hợp lý. Nhưng bỏ như thế nào, cần nghiên cứu cho phù hợp với tình hình chung của đất nước”.

Đại biểu Trừng đề nghị: “Cần giữ lại mức án tử hình đối với tội đưa, nhận hối lộ, tội tham ô vì cuộc chiến chống tham nhũng đang rất khốc liệt, phải giữ để răn đe”.

Luồng ý kiến khác cho rằng, nếu bỏ hình phạt tử hình thì cần bổ sung dạng án tù chung thân không giảm án mới răn đe được những tội phạm này. “Có những đối tượng sẵn sàng đi tù 10 -15 năm, sau đó khi mãn hạn lại hưởng thụ những tài sản đã giấu giếm” - Đại biểu Ngô Minh Hồng (TP HCM) nói.

Ông nhấn mạnh cần thu hồi triệt để tài sản vi phạm trong các vụ án. Đại biểu Trần Đình Long (Đăc Lăk) đề nghị, không nên đặt vấn đề đặc xá, giảm án cho các tội tham ô, nhận hối lộ.

Lấp “lỗ hổng” do khung quá rộng

“Luật sửa đổi cần hướng đến sửa đổi khung hình phạt đúng với tội danh, không để có chỗ trống, kẽ hở. Khung hình phạt tại các điều luật của BLHS hiện hành quy định khoảng cách giữa mức hình phạt và tối thiểu tối đa tới 7 năm tù là quá rộng. Như vậy sẽ trao quyền định đoạt quá lớn cho cơ quan xét xử, dẫn đến dễ bị lợi dụng”- Đại biểu Nguyễn Thị Tuyến (Hà Nội) nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Hoa đồng tình: “Khung hình phạt rộng như hiện nay là kẽ hở của tiêu cực, tạo ra sự bất công bằng, nhân dân ai cũng biết, nên quy định hẹp lại”.

Ở góc độ khác, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, BLHS có những điều luật không được thi hành, chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện, thậm chí do các cơ quan chức năng không làm đến nơi đến chốn.

Với vụ việc vi phạm môi trường của CtyVedan, bà Khánh cho rằng cơ quan chức năng đã không làm đến nơi đến chốn, mặc dù đã xử lý hành chính nhiều lần: “Trong vụ này, chỉ cần bắt được người mở đường ống xả nước thải, người đó phải khai ra ai chỉ đạo, để xử lý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã không làm hết trách nhiệm, mà đổ cho luật chưa hoàn thiện”.

Ngoài ra, có một số điều luật như “tội vu khống”, “tội vi phạm quyền bình đằng giới” cũng trong tình trạng tương tự, quy định ra để đó!. “Đơn kiện vu khống rất nhiều, 50% là sai, thế mà chẳng thấy ai bị xử lý, chỉ làm đau đầu các cấp, các ngành”- Bà Khánh nói.

Hôm nay (8/11), Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo luật Bồi thường nhà nước, thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Đề nghị bỏ hình phạt tử hình quy định tại 17 điều luật: tội hiếp dâm (Điều 111); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); tội buôn lậu (Điều 153); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221); tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231); tội tham ô tài sản (Điều 278); tội nhận hối lộ (Điều 279); tội đưa hối lộ (Điều 289); tội chống mệnh lệnh (Điều 316); tội đầu hàng địch (Điều 322); tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334); tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); tội chống loài người (Điều 342) và tội phạm chiến tranh (Điều 343).  Nguồn: Dự thảo Luật

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.