Bình Dương: Chuẩn nghèo cao hơn Trung ương 1,4 lần và mô hình giảm nghèo sáng tạo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Bình Dương khóa 6 vừa kết thúc chiều 15/7  sau hai ngày làm việc liên tục. Kỳ họp đã thông qua 12 Nghị quyết, trong đó có quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, Nghị quyết Quy định chuẩn nghèo đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022- 2025 là một trong những nội dung được đại biểu và nhiều cử tri quan tâm tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Bình Dương lần này và đã được thông qua.

Cụ thể, tiêu chí thu nhập ở khu vực nông thôn ở Bình Dương là 2,1 triệu đồng/người/tháng, cao hơn Trung ương 1,4 lần; ở khu vực thành thị là 2,6 triệu đồng/ người/tháng, cao hơn Trung ương 1,3 lần.

Theo bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương, Nghị quyết về Quy định chuẩn nghèo đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025 góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tiếp tục tạo tiền đề cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.

Bình Dương: Chuẩn nghèo cao hơn Trung ương 1,4 lần và mô hình giảm nghèo sáng tạo ảnh 1

Trao hỗ trợ cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Từ Nghị quyết, địa phương sẽ không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo; mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo phù hợp với đặc điểm vùng miền, sự phát triển của từng khu vực, địa phương.

Sáng tạo mô hình giảm nghèo

Tại Bình Dương ngoài các mô hình giảm nghèo trước đây, hiện có một cách làm đầy tính sáng tạo ở cấp phường được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi. Cụ thể, tại phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) đã sáng kiến mô hình “Hồ sơ nhân ái”, đây được xem là cách làm mới, mang tính thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các hộ dân khó khăn trên địa bàn.

Mô hình được thực hiện bài bản, công chức văn hóa xã hội phường phối hợp cùng cán bộ khu phố trực tiếp đến nhà, gặp gỡ các hộ khó khăn trên địa bàn để rà soát, thống kê hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình, nhu cầu hỗ trợ, trợ cấp thêm để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Sau đó, UBND phường sẽ lập hồ sơ cụ thể của từng hộ gia đình với những nhu cầu cụ thể, hình ảnh minh họa về cuộc sống hàng ngày. Các hồ sơ nhân ái sẽ được gửi đến các nhà hảo tâm thông qua nhiều kênh khác nhau như: UBND phường vận động trực tiếp, thông qua các trang mạng xã hội chính chủ của phường để vận động tham gia đăng ký hỗ trợ theo từng hồ sơ cụ thể có đính kèm bộ hồ sơ nhân ái.

Bình Dương: Chuẩn nghèo cao hơn Trung ương 1,4 lần và mô hình giảm nghèo sáng tạo ảnh 2

Ngành chức năng và nhà hảo tâm sẽ đi khảo sát thực tế sau đó chọn hộ gia đình để hỗ trợ thông qua mô hình "hồ sơ nhân ái"

Chia sẻ với Tiền Phong, ông Phạm Minh Thiện – Bí thư Đảng ủy phường Phú Lợi cho biết, điểm mới, nổi bật của mô hình “Hồ sơ nhân ái” trong công tác từ thiện xã hội đó là UBND phường sẽ gắn kết trực tiếp mỗi một gia đình hộ gia đình khó khăn với một nhà hảo tâm; các nhu cầu cần hỗ trợ của mỗi hộ gia đình sẽ được cụ thể hóa theo hoàn cảnh riêng của mỗi hộ gia đình; Nhà hảo tâm khi tiếp cận hồ sơ có thể tùy chọn các nội dung có thể hỗ trợ và phương thức hỗ trợ phù hợp nhất.

“Dù mô hình mới khởi động nhưng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn. Hiện đã có 7 trường hợp được nhận hỗ trợ hàng tháng từ nhà hảo tâm trị giá trên 78 triệu đồng. Điều vui mừng là ngoài doanh nghiệp còn có các hộ gia đình khá giả nhận hỗ trợ gia đình khó khăn”, ông Thiện cho biết.

Là một trong các trường hợp được “đỡ đầu”, bà La Ngọc Lang (KP 3, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) vui mừng nói: “Trước đây gia đình luôn nhận sự giúp đỡ từ các cấp chính quyền địa phương, nhất là thời điểm dịch bệnh bùng phát nên cuộc sống bớt khó khăn. Hiện nay, gia đình được nhận hỗ trợ lâu dài từ chương trình “Hồ sơ nhân ái” nên rất vui mừng, hạnh phúc”.

Tương tự, bà Phan Thị Khiếu (KP 6, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) chia sẻ: “Dù luôn cố gắng vươn lên nhưng vì hoàn cảnh gia đình khiến cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Gia đình được nhận hỗ trợ từ chương trình “hồ sơ nhân ái” sẽ là động lực lớn để nỗ lực, xứng đáng với sự tin yêu của mọi người”.

Bình Dương: Chuẩn nghèo cao hơn Trung ương 1,4 lần và mô hình giảm nghèo sáng tạo ảnh 3
Bình Dương: Chuẩn nghèo cao hơn Trung ương 1,4 lần và mô hình giảm nghèo sáng tạo ảnh 4

Bộ hồ sơ nhân ái được xây dựng bài bản

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.