Biểu tình khắp nơi ở Myanmar

Mya Thwate Thwate Khaing, một phụ nữ trẻ, là nạn nhân đầu tiên trong số những người biểu tình chống đảo chính thiệt mạng. Cô bị bắn vào đầu khi cảnh sát cố gắng giải tán đám đông biểu tình. Ảnh: REUTERS
Mya Thwate Thwate Khaing, một phụ nữ trẻ, là nạn nhân đầu tiên trong số những người biểu tình chống đảo chính thiệt mạng. Cô bị bắn vào đầu khi cảnh sát cố gắng giải tán đám đông biểu tình. Ảnh: REUTERS
TP - Hàng nghìn người phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar hôm qua đổ xuống đường khắp đất nước, không hề nao núng trước diễn biến đẫm máu nhất ngày hôm trước khi lực lượng an ninh nổ súng vào những người biểu tình, khiến hai người thiệt mạng.

Vào đầu ngày Chủ nhật, cảnh sát đã bắt giữ một nam diễn viên nổi tiếng  vì ủng hộ phe phản đối đảo chính, Reuters dẫn lời vợ anh ta cho biết, trong khi Facebook xóa trang chính của quân đội Myanmar theo tiêu chuẩn “cấm kích động bạo lực”.

Quân đội đã không thể dập tắt các cuộc biểu tình và một chiến dịch bất tuân dân sự, các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1/2, việc giam giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và những người khác, ngay cả khi quân đội Myanmar hứa hẹn về một cuộc bầu cử mới và cảnh báo những người chống đối.

Tại thành phố Yangon, hàng nghìn người tập trung tại hai địa điểm, hô vang khẩu hiệu, trong khi hàng chục nghìn người tập trung trong hòa bình ở thành phố Mandalay, nơi xảy ra vụ chết người hôm thứ Bảy, các nhân chứng cho biết.

Ở Myitkyina, nơi đã xảy ra các cuộc đối đầu trong những ngày gần đây, mọi người đặt hoa tưởng nhớ những người biểu tình đã chết.

Những đám đông lớn diễu hành ở các thành phố Monywa, Bagan, Dawei và Myeik ở phía nam và Myawaddy ở phía đông, các bức ảnh cho thấy.

“Họ nhắm vào đầu những thường dân không vũ trang. Họ nhắm vào tương lai của chúng ta”, một người biểu tình trẻ tuổi ở Mandalay nói với đám đông.

Phát ngôn viên quân đội Zaw Min Tun, đồng thời là phát ngôn viên của hội đồng quân sự mới, đã không phản hồi khi Reuters để đề nghị bình luận.

Ông nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba tuần trước rằng các hành động của quân đội nằm trong hiến pháp và được hầu hết mọi người ủng hộ, và ông đổ lỗi cho những người biểu tình đã xúi giục bạo lực.

Các cuộc biểu tình kéo dài hơn hai tuần phần lớn diễn ra trong hòa bình, không giống như các đợt phản đối trước đó trong gần nửa thế kỷ cầm quyền trực tiếp của quân đội Myanmar cho đến năm 2011.

“Số lượng người sẽ tăng lên... Chúng tôi sẽ không dừng lại”, người biểu tình Yin Nyein Hmway ở Yangon nói.

Rắc rối ở Mandalay bắt đầu từ những cuộc đối đầu giữa lực lượng an ninh và công nhân xưởng đóng tàu.

Các video clip trên mạng xã hội cho thấy các thành viên của lực lượng an ninh bắn vào những người biểu tình và các nhân chứng cho biết họ đã tìm thấy các hộp đạn thật và đạn cao su đã qua sử dụng.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Myanmar Tom Andrews nói ông rất kinh hoàng trước cái chết của hai người ở Mandalay, một trong số này là một cậu bé tuổi teen.

“Từ vòi rồng đến súng bắn đạn cao su và hơi cay, bây giờ là những đoàn quân bắn thẳng vào người biểu tình ôn hòa. Sự điên rồ này phải kết thúc ngay”, ông Andrews nói trên Twitter.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.