9 người 10 biểu hiện
Hòa mới lấy chồng. Vừa thấy cô ấy đi làm trở lại, mấy chị em cùng phòng xúm xít lại hỏi han: “Thế nào? “Chuyện ấy” thế nào? Có hợp không?”. Hòa bẽn lẽn không nói gì, mặt đỏ lựng như trái gấc chín. Mãi sau Hòa lý nhí: “Em… Em sợ lên đỉnh lắm”. Cả phòng bật cười khiến Hòa càng bối rối. Mọi người thắc mắc thì Hòa bảo: Không hiểu vì sao lúc ấy em chỉ muốn khóc thôi. Mà em đã khóc thật, khóc ngon lành, khóc ra cả nước mắt. Vì thế em rất ngại.
Tiếng cười không còn nữa, thay vào đó là những ánh mắt ngáo ngơ nhìn nhau. Lên đỉnh mà lại khóc á? Chưa ai trong phòng này từng nghe về điều kì lạ ấy. Họ mới chỉ biết lên đỉnh có những âm thanh, có những run rẩy, có những phản ứng co thắt chứ sao lại khóc nhỉ. Mọi dò hỏi: Hay em bị đau quá à thì cô lắc đầu.
Không khóc như Hòa, nhưng Mai Anh, Từ Liêm, Hà Nội rất xấu hổ với chồng sau mỗi lần lâm trận. Đó là vì mỗi lúc khoái cảm, cô lại dùng hết sức cào cấu chồng. Điều đó khiến chồng cô đầy vết thâm tím. Sợ mọi người biết, chồng chị nói dối là bị mèo cào. Nhưng dường như lúc ấy Mai Anh không thể làm chủ được bản thân, và dường như không làm thế thì cô như người bị trói.
Còn trường hợp của Thanh Trúc, Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội cũng khá đặc biệt. Cứ mỗi lần “lên đỉnh”, cô lại thích được tát đối tác, mà tát rất đau. Sau đó chính người đàn ông chủ động chia tay với lý do không hợp. Nhưng theo phân tích của mấy cô bạn thân thiết của Thanh Trúc thì có lẽ tại anh ta sợ bị “hành hung”. Từ đó, Thanh Trúc rất sợ phải quan hệ. Lần lấy chồng thứ hai, cô chẳng mong đạt đỉnh, chỉ mong chồng nhanh kết thúc vì sợ lại xảy ra chuyện không hay.
Trầm cảm vì sợ đó là bệnh
Lên đỉnh với những biểu hiện bất bình thường như: cào cấu đối tác, khóc, thậm chí là hát hay chửi tục… có phải là điều bất bình thường? Làm thế nào để chữa trị tận gốc “chứng bệnh” này? Đem băn khoăn này đến trao đổi với Th.s Tâm lý Lê Lan Anh Điều phối viên Chương trình Thông tin tư vấn về sức khỏe sinh sản, tình dục, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số,chúng tôi nhận được lời giải thích: “Kỳ thực những phản ứng hậu “lên đỉnh” như vừa kể trên là những biểu hiện hoàn toàn bình thường. Nó không phải là chứng rối loạn tâm lý hay cảm xúc như nhiều người vẫn lầm tưởng. Những người có biểu hiện kỳ lạ này đều ý thức được việc mình làm, thậm chí là ý thức rất rõ”.
Nhưng rất nhiều người lại cho rằng đó là những biểu hiện bất bình thường, và sợ hãi vì không biết cách khắc phục. Một số cặp đôi không hiểu rõ vấn đề nên còn có thể sinh ra nghi kỵ, dè bỉu nhau. Thạc sỹ Lan Anh còn kể cho chúng tôi nghe, có người bị tầm thần vị sợ những biểu hiện lạ đó của chính mình. Thạc sỹ Lan Anh kể: “Ngày trước, có một ông chồng đến với chương trình để tư vấn về việc mình cứ mỗi lần “lên đỉnh” là lại cười như nắc nẻ. Dù vợ không nói gì nhưng anh này cảm thấy rất xấu hổ, nhất là sau khi được người em trai ở cạnh phòng trêu trọc. Anh bảo nhiều lần cũng cố nhịn cười nhưng mỗi khi như vậy lại cảm thấy không sảng khoái, năng lượng của cơ thể không được giải phóng. Lo lắng về khả năng mình có thể mắc một chứng bệnh về tâm thần nào đó, anh đã đi nhiều bệnh viện để kiểm tra, song tất cả các kết quả đều cho chỉ số bình thường. Khi đến với chương trình, khách hàng này ở trong trạng thái trầm cảm bởi luôn phải kìm nén nhu cầu “lâm trận”. Và có lẽ quan trọng hơn là anh vẫn cứ vấn vương vì suy nghĩ mình bị bệnh gì đó”.
Chính vì thế, theo bác sỹ Lan Anh, hãy thuận theo tự nhiên, hãy xem sự đa dạng là một phần tất yếu của cuộc sống nói chung cũng như của đời sống tình dục nói riêng. Hãy nghĩ: Anh khác tôi, khác với số đông không có nghĩa là anh có bệnh mà đơn giản đó là khác biệt, là một phần của sự đa dạng. Không chấp nhận sự khác biệt rõ ràng đã khiến cuộc sống của bạn lâm vào bế tắc.
Để sự khác biệt không phá hỏng cuộc yêu
Nếu bạn thuộc một trong những người có những biểu hiện lạ khi lên đỉnh, thì đừng cố sữa chữa điều ấy. Nhưng thạc sỹ Lan Anh khuyên, để điều đó không làm bạn xấu hổ thì hãy tìm cách hạn chế những hậu quả của phản ứng kì lạ khi “lên đỉnh” gây ra. Chẳng hạn, nếu gây ra những tiếng ồn như khóc, hát hay cười…, hãy trang bị thêm cho tổ ấm của bạn hệ thống cách âm để những người xung quanh không bị làm phiền và quan trọng hơn là để bản thân cảm thấy thật tự tin khi “lâm trận”. Nếu là người có biểu hiện cào, cấu đối phương, bạn cần cắt gọn móng tay và có thể tìm một vật thay thế khác để “giải phóng năng lượng” như gối ôm, gấu bông… (nhớ là phải để những vật này ở ngay gần tầm tay).
Cuối cùng, quan trọng nhất là bạn phải chia sẻ thẳng thắn với đối tác về vấn đề này để họ thấu hiểu, cảm thông và không cảm thấy sợ hãi mỗi khi bạn có những biểu hiện khác lạ như vậy.
Theo An Châu