Biệt kích Mỹ và khóa 'huấn luyện tử thần' trên biển

Trong giai đoạn tập luyện, biệt kích Hải quân Mỹ phải bơi 8,8 km vượt đại dương trong điều kiện sóng mạnh, nước lạnh và cá mập rình rập tấn công. Ảnh: Hải quân Mỹ
Trong giai đoạn tập luyện, biệt kích Hải quân Mỹ phải bơi 8,8 km vượt đại dương trong điều kiện sóng mạnh, nước lạnh và cá mập rình rập tấn công. Ảnh: Hải quân Mỹ
Một ứng viên muốn trở thành Biệt kích Hải quân Mỹ phải hoàn tất nhiều thử thách, trong đó có việc bơi 8,8 km vượt biển.

Tại trung tâm huấn luyện ở Coronado, California, những binh sĩ muốn trở thành biệt kích hải quân (SEAL) phải trải qua khóa huấn luyện gian khổ. Một trong những thử thách là bơi 8,8 km vượt biển mà chỉ khoác trên mình một bộ đồ bơi. Quá trình này thường kéo dài trong khoảng 4 giờ, tạo ra những áp lực khủng khiếp lên cơ thể các binh sĩ.

Nước lạnh là thách thức đầu tiên của các ứng viên. Nhiệt độ nước khoảng 10 độ C vào mùa đông và 21,1 độ C vào mùa hè. Nước không bao giờ được gọi là ấm áp mà chỉ “không lạnh”. Tuy nhiên, bơi liên tục 4 tiếng gây ra hiện tượng giảm thân nhiệt. Bộ quần áo bơi là thứ duy nhất giúp ứng viên biệt kích Hải quân Mỹ giữ ấm nhưng chúng cũng gây ra vấn đề.

Sự chà sát trong quá trình bơi gây ra nhiều phiền phức cho các binh sĩ. Suốt 4 tiếng vận động liên tục, vùng da dưới cánh tay, gần nách của các chiến binh bị ma sát mạnh. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn tạo ra những tác động tiêu cực với tâm lý các ứng viên.

Việc bơi 8,8 km thường gây ra sự chán nản và tâm lý muốn bỏ cuộc. Hoạt động cường độ cao trong suốt 4 giờ là thách thức không nhỏ đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, nếu bỏ cuộc, một binh sĩ sẽ không bao giờ trở thành biệt kích hải quân, lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến bậc nhất của quân đội Mỹ.

Ngoài những yếu tố thể trạng và tâm lý, các ứng viên phải đối mặt với nguy hiểm thực sự là cá mập, sát thủ của biển cả. Ngâm mình dưới nước 4 tiếng dễ khiến họ trở thành mồi ngon của loài cá mập trắng, sinh vật thường xuyên xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi California. 4 tiếng là quãng thời gian quá dài để sát thủ đại dương phát hiện ra những binh sĩ đang bơi vượt biển.

Biệt kích Mỹ và khóa 'huấn luyện tử thần' trên biển ảnh 1

Ngoài kỹ năng cá nhân, biệt kích phải rèn cách hoạt động theo nhóm để tăng khả năng sống sót trên chiến trường. Ảnh: Hải quân Mỹ

Dù là nhưng người rất dạn dày trong môi trường nước nhưng say sóng là vấn đề nghiêm trọng đối với các binh sĩ. Sóng mạnh dồn dập khiến cơ thể họ cảm thấy nôn nao, buồn nôn và nhanh kiệt sức hơn.

Các dòng hải lưu cũng tác động mạnh tới quá trình chinh phục thử thách của những binh sĩ muốn trở thành biệt kích hải quân. Việc bơi xuôi dòng rất có lợi nhưng ngược lại, bơi ngược dòng khiến tốc độ di chuyển chậm và ngốn sức hơn rất nhiều. Môi trường chiến đấu của các biệt kích có đầy đủ các yếu tố trên nên họ buộc phải vượt qua để có thể sống sót trên chiến trường.

Chuột rút luôn là vấn đề nan giải đối với những người đi bơi. Hoạt động liên tục với cường độ cao cùng môi trường nước lạnh khiến các binh sĩ dễ bị chuột rút hơn so với người tắm biển thông thường. Nhiều sự cố xảy ra với các ứng viên khi đội ngũ hướng dẫn không kịp thời ứng cứu.

Các ứng viên biệt kích không vượt biển một mình mà thực hiện thử thách theo đội. Yếu tố này giúp họ phối hợp tốt hơn trên chiến trường. Tuy nhiên, nếu đồng đội gặp rủi ro, các thành viên phải nỗ lực ứng cứu. Trong trường hợp không nguy hiểm tới tính mạng, những người còn lại cần đưa anh ta về đích.

Đói là tình trạng chung của các binh sĩ. Việc bơi 8,8 km đòi hỏi lượng calo rất lớn. Tuy nhiên, họ không được nạp năng lượng trong quá trình thử thách. Khi kết thúc chặng bơi, mỗi người sẽ được cấp bữa ăn có giá trị dinh dưỡng 2.000 calo. Tuy nhiên, họ phải hoàn tất chặng bơi hoặc bỏ cuộc để được thưởng thức bữa ăn này.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG