'Biển Đỏ ngoài hành tinh' lộ diện trước tàu vũ trụ châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
Dữ liệu từ tàu vũ trụ Mars Express của châu Âu cho thấy bằng chứng mới về một hành tinh khác có thể sống được.

Radar MARSIS từ tàu vũ trụ Mars Experss của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho thấy khu vực Hệ tầng Medusae Fossae ở Sao Hỏa thật ra giấu cả một "Biển Đỏ" bên dưới.

Theo phân tích mới từ nhà địa chất Thomas Watters của Viện Smithsonian (Mỹ) và các cộng sự, bên dưới bề mặt cằn cỗi của Medusae Fossae là những tảng băng nước khổng lồ, thứ mà các cơ quan vũ trụ khắp thế giới luôn tham vọng tìm ra để có thể xây dựng căn cứ ngoài hành tinh.

'Biển Đỏ ngoài hành tinh' lộ diện trước tàu vũ trụ châu Âu ảnh 1

Dữ liệu gây kinh ngạc mà tàu vũ trụ châu Âu thu được cho thấy Medusae Fossae có rất nhiều băng ngầm - Ảnh: ESA

Dữ liệu mới cho thấy khu vực này có những lớp trầm tích dày tới 3,7 km, theo trích dẫn nghiên cứu trên Science Alert.

"Thật thú vị, các tín hiệu radar khớp với những gì chúng ta mong đợi nhìn thấy từ lớp băng và tương tự những gì được thấy từ các chỏm cực Sao Hỏa, nơi rất giàu băng" - ông nói.

Lượng nước bên trong các khối băng này là khổng lồ, tương đương với nước trong biển Đỏ của Trái Đất. Nếu băng tan chảy và nước tràn lên bề mặt, nó sẽ bao phủ toàn Sao Hỏa trong một siêu đại dương sâu 1,5 - 2,7 m.

Hệ tầng Medusae Fossae là một tập hợp các trầm tích khổng lồ kéo dài khoảng 5.000 km dọc theo đường xích đạo của Sao Hỏa, đánh dấu ranh giới giữa các vùng đất thấp ở bán cầu Bắc và vùng cao nguyên có nhiều miệng núi lửa ở phía Nam. Chúng rất lớn, cao vài km, được định hình bởi những cơn gió hoang dã quét qua bề mặt hành tinh đỏ.

Đó là một khu vực chưa được hiểu rõ mà các nhà khoa học luôn muốn tìm hiểu. Nhóm của TS Walter đã "bắt được vàng".

Xem xét nhiều thứ có thể tạo nên trầm tích ẩn bên dưới vùng đất này, các nhà khoa học nhận thấy chỉ có nước đá là phù hợp với tất cả các dữ liệu, chứ không phải một đống bụi như người ta nghĩ trước đây.

Nước sẽ là báu vật của các phi hành gia khi họ được gửi đến hành tinh này trong tương lai, theo những kế hoạch đang được nhiều cơ quan vũ trụ khắp thế giới theo đuổi.

Băng nước sẽ được làm tan chảy thành nước, không chỉ cung cấp nguồn sống cho con người mà còn giúp tạo nên nhiên liệu cho các thiết bị khoa học và tàu vũ trụ. Có nước tại chỗ giúp giảm thiểu hành trang mà các phi hành gia phải mang theo trên tàu rất nhiều.

Ngoài ra, theo nhà khoa học hành tinh Colin Wilson từ ESA, phân tích mới này thách thức hiểu biết về lịch sử của Medusae Fossae, như băng ngầm này đã được hình thành như thế nào và cách đây bao lâu.

Các nhà khoa học vẫn tin tưởng và luôn kiếm tìm bằng chứng cho một giả thuyết ngày càng được ủng hộ: Sao Hỏa từng được sinh ra giống Trái Đất, có đại dương, sông ngòi và sự sống.

Theo Người Lao động
MỚI - NÓNG
Người dân Đà Nẵng lo sợ sạt lở dưới chân núi Sọ
Người dân Đà Nẵng lo sợ sạt lở dưới chân núi Sọ
TPO - Nhiều năm nay, hơn 40 hộ dân sống dưới chân núi Sọ thuộc thôn An Ngãi Tây 1 (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) phải thấp thỏm, lo sợ khi sống cạnh chân núi bị sạt lở. Hiện nhiều điểm đã có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng khiến người dân càng lo lắng khi mưa bão đã về.