Biến đất tiểu hoa viên thành quán nhậu, quán cà phê

Hai điểm dịch vụ ăn nhậu đối diện, cùng làm các công trình vi phạm nhưng 2 năm qua vẫn hoạt động bình thường
Hai điểm dịch vụ ăn nhậu đối diện, cùng làm các công trình vi phạm nhưng 2 năm qua vẫn hoạt động bình thường
TPO - Các quán nhậu, cà phê mọc lên giữa khu vực đất được quy hoạch làm tiểu hoa viên, làm đường giao thông nên đã bị chính quyền địa phương lập biên bản xác định mức độ vi phạm… rồi vẫn cứ để tồn tại như thế suốt 2 năm qua.

Nhiều người dân ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh với báo Tiền Phong: khu vực tiểu hoa viên ở đường Trần Hữu Dực – Tôn Đức Thắng được quy hoạch làm điểm vui chơi công cộng cho người dân, nhưng lại bị một số cá nhân đổ láng bê tông kiên cố, rồi làm các công trình lấn chiếm, mở nhà hàng kinh doanh.

“Chúng tôi đã phản ánh bằng đơn thư và báo trực tiếp… nhưng nhiều năm các công trình trái phép này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Người dân muốn đi lại trên tiểu hoa viên rất khó khăn, phần thì đang nằm ở diện tích được quy hoạch, phần thì bị biến thành nơi để xe cho các cá nhân mở dịch vụ kinh doanh ăn uống. Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương xử lý dứt điểm, trả lại mặt bằng cho người dân đi tập thể dục, trẻ em có điểm vui chơi” – Dân chúng phản ánh với báo Tiền Phong.

Theo xác minh của Tiền Phong, việc phản ánh của người dân là có cơ sở. Những công trình này đã bị chính quyền địa phương kiểm tra, lập biên bản xác định mức độ vi phạm.

Cụ thể, theo báo cáo số 180/BC-UBND ngày 14/11/2016 của UBND phường Tân Lợi đã lập báo cáo gửi UBND TP Buôn Ma Thuột về thực trạng 3 cơ sở làm dịch vụ quán nhậu, quán cà phê đã lấn chiếm đất công tại khu vực tiểu hoa viên đường Trần Hữu Dực-Tôn Đức Thắng, vi phạm ở những mức độ khác nhau.

Biến đất tiểu hoa viên thành quán nhậu, quán cà phê ảnh 1
Biến đất tiểu hoa viên thành quán nhậu, quán cà phê ảnh 2 Văn bản báo cáo vi phạm do UBND phường Tân Lợi lập, về hiện trạng lấn chiếm tiểu hoa viên đường  Trần Hữu Dực - Tôn Đức Thắng

Dịch vụ ăn uống Cơm niêu Suối Tiên có 2 công trình vi phạm: công trình thứ nhất làm chồng lên khu đất quy hoạch dịch vụ văn hóa với diện tích 114,5m2; công trình thứ 2 lấn phần đất quy hoạch làm đường Tôn Đức Thắng với diện tích 91,8m2.

Dịch vụ ăn uống Porsche 79 có một công trình vi phạm với diện tích 179,45m2.

Biến đất tiểu hoa viên thành quán nhậu, quán cà phê ảnh 3 Dịch vụ ăn uống  Porsche 79 có diện tích vi phạm là 179,45m2

Điều đáng nói, dịch vụ ăn uống Kinh Bắc có tới 3 công trình vi phạm. Chủ cơ sở này là ông Vũ Tiến Duy (SN 1968, trú tại đường Trần Phú, TP Buôn Ma Thuột).

Các công trình vi phạm của quán nhậu Kinh Bắc gồm: Công trình thứ nhất lấn chỉ giới 14,5m2; công trình thứ 2 lấn với diện tích  194,2 m2; công trình thứ 3 lấn phần đất quy hoạch làm đường Tôn Đức Thắng với diện tích 61,4 m2.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tiền Phong, về việc vi phạm của những điểm dịch vụ ăn uống đã tồn tại nhiều năm, nhưng đến nay vì sao vẫn không bị xử lý ? Ông Lê Anh Tuấn – Chủ tịch UBND phường Tân Lợi cho biết: sự việc này phường đã lập biên bản, đồng thời báo cáo lên UBND TP Buôn Ma Thuột xử lý theo đúng thẩm quyền.

Biến đất tiểu hoa viên thành quán nhậu, quán cà phê ảnh 4 Nền đất tiểu hoa viên đã bị chủ nhân 2 quán nhậu đổ bê tông kiên cố, rồi làm các công trình chồng lên đất công

Một cán bộ lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị UBND TP. Buôn Ma Thuột xác nhận: năm 2016, đơn vị đã nhận được báo cáo của phường Tân Lợi về các trường hợp xây dựng trái phép như báo Tiền Phong phản ánh. Hiện Phòng đã tổ chức họp đề xuất hướng xử lý. Vụ việc đang kiểm tra lại, khi có kết quả sẽ thông tin đến Tiền Phong.

Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về cách xử lý tình trạng lấn chiếm đất công tại tiểu hoa viên này.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.